Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể trưởng thành TYT 2010.24 (SVL 29,16 mm), hai cá thể chưa trưởng thành VH13 (SVL 17,58 mm) và TYT 2010.35 (SVL 16,11 mm) thu vào tháng 6/2010, ở độ cao 100-200 m so với mực nước biển.
Đặc điểm nhận dạng: Cơ thể có kích thước trung bình, thân dạng hình tam giác; vùng má hơi xiên, mõm hơi trịn, dài hơn đường kính mắt (SL 3,87 mm, ED 2,59 mm). Con đực có túi kêu. lưỡi hình bầu dục, trịn ở phía sau; đường kính mắt rộng hơn mí mắt trên, bằng khoảng 4/5 lần chiều dài mõm (ED 2,79 mm, UEW 2,26 mm, SL 3,87 mm); lỗ mũi tròn, nằm gần mút mõm hơn so với mắt; khoảng cách gian mũi hẹp hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khoảng cách gian ổ mắt một chút (IOD 2,98 mm); con ngươi trịn, màng nhĩ khơng rõ; con đực có túi kêu
Các ngón tay khơng có màng; các ngón 1/2 có màng bơi; củ bàn trong hình bầu dục, củ bàn ngồi trịn, màu trắng; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm hay vượt mắt một chút.
Thân màu nâu xám nhạt; trên đầu, lưng và chi sau với các hoa văn màu nâu sẫm, nhạt xen kẽ; mặt bên đầu và thân có vệt đen từ sau mắt đến gần gốc đùi; phần bẹn và phía sau đùi, ống chân có màu vàng; bụng và dưới đùi màu trắng, cằm và họng màu tối hơn. (Định loại theo Bourret, 1942 và Ziegler, 2002).
Phân bố
KBTTN Tây Yên Tử: Các cá thể thường được tìm thấy ở các bãi cỏ trống gần trạm Kiểm lâm Đồng Thông, trên đường đi ao Ba Bếp và Đá Lửa.
Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Sơn La, Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hồ Chí Minh
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia.
Họ Ếch nhái chính thức Dicroglossidae 11. Ngóe Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực trưởng thành TYT 2010.20 (SVL 55,09 mm) thu vào tháng 6/2010, một con đực trưởng thành VH23 (SVL 46,05 mm) thu bởi Nguyễn Quảng Trường thu vào tháng 5/2009 ở độ cao 75-90 m so với mực nước biển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đặc điểm nhận dạng: Mõm dài và nhọn, dài hơn so với mắt (SL 8,69 mm, ED 5 mm); gờ mõm tù; vùng má hơi lõm và xiên; lỗ mũi tròn, gần mút mõm hơn mắt; khoảng cách gian mũi rộng hơn khoảng cách gian ổ mắt; đường kính mắt lớn hơn chiều rộng mí mắt trên và khoảng cách gian ổ mắt (ED 5 mm, UEW 4,38 mm, IOD 4,28 mm); màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ bằng khoảng 2/3 đường kính mắt (TD 3,52 mm); răng lá mía xếp thành 2 hàng hình chữ V; lưỡi dài, xẻ thùy ở phía sau; con đực có 2 túi kêu.
Ngón tay hồn tồn tự do; chân 1/3 có màng bơi; củ bàn trong dài, củ bàn ngoài bé; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm giữa mắt, khớp cổ-bàn chạm mút mõm. Gờ da trên màng nhĩ rõ, mặt trên lưng có nhiều nếp da ngắn.
Màu sắc khá đa dạng ở các cá thể khác nhau. Mặt trên đầu, lưng có màu xanh rêu hay nâu nhạt; giữa hai mắt thường có vệt sẫm hình chữ V nơng; giữa sống lưng đơi khi có vệt sáng từ mút mõm tới trước hậu mơn, vệt sáng này có khi rộng ở phần trên đầu nhưng hẹp dần về phía sau; bụng và mặt dưới chi trắng; chi sau có các vệt sẫm màu vắt ngang. (Định loại theo Bourret, 1942; Ziegler, 2002 và Goodall & Faithfull, 2010).
Phân bố
KBTTN Tây Yên Tử: các cá thể tìm thấy nhiều trên các cánh đồng gần khu dân cư, các đường mòn ẩm trong rừng.
Việt Nam: trong cả nước
Thế giới: Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nêpal, Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia, Ma-lai-xia, Sing-ga-po, In-do-ne-xi-a, Phi-lip-pin, Nhật Bản.