Nhái bầu bút-lơ Microhyla butleri (Boulenger, 1900)

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 28 - 29)

Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực trưởng thành TYT 2012.18 (SVL 24,69 mm), một cá thể cái trưởng thành TYT 2012.2 (SVL 25,67 mm) thu vào tháng 7/2012, một cá thể đực trưởng thành VNMN 1326 (SVL 22,39 mm) và một cá thể cái trưởng thành VH15 (SVL 25,55 mm) thu vào tháng 6/2010, ở độ cao 200-600 m.

Đặc điểm nhận dạng: mõm tròn, dài hơn so với đường kính mắt (SL 3,36-3,93 mm, ED 2,08-2,3 mm); khóe mắt trịn; vùng má xiên, con ngươi ngang, khoảng cách gian mắt rộngbằng 1,9-2,6 lần mí mắt trên (IOD 2,53-2,88 mm, UEL 1,15-1,46mm); màng nhĩ khơng rõ; con đực có túi kêu

Mút ngón tay có đĩa bám rất nhỏ, tay khơng có màng bơi, ngón chân 1/3 có màng bơi; củ dưới bàn nổi rõ, có củ bàn trong và bàn ngoài; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm giữa mắt và mút mõm. Da lưng và da bụng nhẵn.

Màu sắc mẫu sống: Phần trên cơ thể màu xám với những mảng màu nâu và đỏ, một vệt màu trắng kéo từ mắt đến đầu của cánh tay; chân tay có sọc ngang sẫm màu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bụng màu trắng, cổ họng và ngực có đốm màu nâu sẫm (Định loại theo Bourret, 1942; Ziegler, 2002).

Phân bố

KBTTN Tây Yên: Mẫu TYT 2012.2 được tìm thấy trên đá ở suối Ba Bếp, mẫu TYT 2012.18 được tìm thấy ven đường ngay cạnh trạm Kiểm lâm Đồng Thông. Cá thể VNMN 1326 thu ở suối Tuyến II, mẫu VH15 được tìm thấy trên mặt đất của rừng tre gần ao có nước.

Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Hồ Chí Minh.

Thế giới: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xia, Sing-ga-po

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 28 - 29)