Cóc nƣớc mac-ten Occidozyga martensii (Peters, 1867)

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 36 - 38)

Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể TYT 2012.36 (SVL 25,75) thu vào tháng 7/2012, một cá thể cái trưởng thành VH19 (SVL 24,95 mm) Nguyễn Quảng Trường thu vào tháng 5/2009, ở độ cao 100-400 m so với mức nước biển.

Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 9,37 mm, HW 7,88 mm); mắt lớn lồi; mõm hẹp vượt q hàm dưới; khơng có răng lá mía; lưỡi trịn ở phía sau, màng nhĩ ẩn, co túi kêu

Ngón tay và ngón chân có đĩa nhỏ; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm mắt; ngón chân có màng hồn tồn, ngoại trừ ngón IV; có củ bàn trong. Da lưng nhẵn ở phía trước, phần sau có một số nốt sần nhỏ, da bụng nhẵn.

Màu sắc khi sống: lưng màu xám; vùng giữa hai mắt có một sọc ngang, sẫm màu; có 2 dải sáng dọc từ mút mõm đến mắt và từ sau ổ mắt đến gần bẹn; chi có các vệt ngang, bụng màu trắng. (Định loại theo Bourret, 1942; Ziegler, 2002).

Phân bố

KBTTN Tây n Tử: Lồi này được tìm thấy ở các ao có nước hay ở suối trong rừng cả ban ngày và buổi tối, trong khu vực ao Khe Cam, ao Ba Bếp, suối Ba Bếp, ao Lái Am.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam: Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Thế giới: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia.

Họ Ếch nhái Ranidae 16. Ếch bám đá Amolops ricketti (Boulenger, 1899)

Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể cái trưởng thành TYT 2011.10 (SVL 56,0 mm), hai cá thể đực trưởng thành TYT 2011.11 (SVL 50,0 mm), TYT 2011.12 (SVL 45,0 mm) thu vào tháng 11/2011, một cá thể cái IEBR 3632 (SVL 52,2 mm) thu vào tháng 4/2008, ở độ cao 250-500 m so với mức nước biển.

Đặc điểm nhận dạng: Đầu rộng hơn dài một chút (HW 15,6-19,6 mm, HL 15,0- 18,9 mm); mõm trịn, nhơ về phía trước so với hàm dưới, dài hơn đường kính mắt (SL 6,8-8,0 mm, ED 5,1-6,9 mm); gờ mõm rõ, vùng má gần thẳng đứng; mắt lớn và lồi, đường kính mắt gần gấp 2 lần chiều rộng mí mắt trên (UEW 2,9-3,6 mm); lỗ mũi nằm gần mõm hơn so với mắt, khoảng cách gian mũi lớn hơn khoảng cách gian ổ mắt; màng nhĩ bé, bằng 1/3 đường kính mắt (TD 1,9-2,4 mm); răng lá mía ngắn, xếp thành hình chữ V; lưỡi trịn, xẻ nơng ở phía sau.

Ngón tay hồn tồn tự do, mút các ngón phình rộng thành đĩa trịn lớn; đĩa ngón I và ngón II bé, lớn hơn đường kính màng nhĩ; đĩa ngón III và IV lớn, lớn hơn đĩa ngón chân; củ dưới khớp ngón bé, lồi; ngón chân có màng bơi hồn tồn; củ bàn trong hình bầu dục, khơng có củ bàn ngồi; khi gập dọc thân khớp chày-cổ gần chạm mút mõm.

Lưng màu xám đen hay xám xanh, mặt dưới màu xám nhạt; trên thân có các vệt, đốm sẫm màu tạo thành hình mạng lưới; hai bên thân có các đốm nhỏ, sáng màu; chi sau có các vệt ngang sẫm màu; màng bơi giữa các ngón chân màu đen. (Định loại theo Bourret, 1942 và Hồng Xn Quang và cs., 2011).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KBTTN Tây Yên Tử: Các cá thể được tìm thấy bám trên đá vào buổi tối ở các suối nước chảy (suối Tuyến II, suối Tuyến III, suối Ba Bếp); thường gặp nhiều ở các đoạn thác, dốc.

Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn La, Hịa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai.

Thế giới: Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 36 - 38)