Ếch cây Kurixalus bisacculus (Taylor, 1962)

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 48 - 49)

Mẫu vật nghiên cứu: hai cá thể đực trưởng thành TYT 2010.55 (SVL 29,13 mm), TYT 2010.56 (SVL 29,45 mm) thu vào tháng 6/2010, một cá thể chưa trưởng thành TYT 2012.11 (SLV 16,07 mm) thu vào tháng 7/2012, ở độ cao 200-500 so với mực nước biển.

Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài đầu hơn chiều rộng đầu (HW 9,62-11,66 mm, HL 10,66-12,8 mm); có răng lá mía xếp thành hai hàng nằm hơi xiên; mõm có hình tam giác; màng nhĩ rõ có đường kính nhỏ hơn đường kính mắt (TD 2,41-2,75 mm, ED 4,21-4,49 mm); khoảng cách gian mũi nhỏ hơn khoảng cách gian ổ mắt (IND 3,3-3,39 mm, IOD 4,07-4,41 mm); khóe mắt riêng biệt, con đực có cặp túi kêu ở góc miệng; lưỡi xẻ thùy ở phía sau.

Ngón tay nhỏ, mút phát triển thành đĩa bám; con đực có chai sinh dục ở ngón tay I; chân dài vừa phải khi gập dọc thân khớp cổ-chày chạm gần giữa mắt và lỗ mũi, ngón chân khoảng 3/4 có màng bơi ngoại trừ ngón I và II chỉ khoảng 1/2 có màng, có củ bàn trong, khơng có củ bàn ngồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Da có một số nốt sần nhỏ nằm rải rác trên đầu, mí mắt; trên lưng có rất nhiều nốt sần.

Lưng màu nâu sẫm với một hoa văn sẫm màu hình tam giác trên chỏm đầu; màng nhĩ màu nâu; bụng và mặt dưới chân tay màu trắng hoặc màu kem. (Định loại theo Taylor, 1962).

Phân bố

KBTTN Tây Yên Tử: Các cá thể bắt gặp vào buổi tối, chúng bám trên lá cây cạnh suối (Tuyến II), cạnh ao (Khe Cam, Đá Lửa, Dứa, Cua).

Việt Nam: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Thế giới: Căm-pu-chia, Ấn Độ, Thái Lan.

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)