Hiu hiu Rana johnsi (Smith, 1921)

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 46 - 48)

Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực TYT 2010.31 (SVL 26,33 mm) thu vào tháng 6/2010 và ba cá thể cái trưởng thành TYT 2011.7 (SVL 56,85mm), TYT 2011.13 (SVL 53,88 mm), TYT 2011.21 (SVL 45,54 mm) thu vào tháng 11/2011, ở độ cao từ 200-400 m so với mực nước biển.

Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 8,56-19,72 mm, HW 7,7-16,77 mm), mõm dài hơn đường kính mắt (SL 4,37-8,76 mm, ED 3,15-6,3 mm); màng nhĩ rõ, gần bằng 3/4 đường kính mắt (TD 2,35-4,08 mm, ED 3,15-6,3 mm); khoảng cách gian mũi hẹp hơn so với khoảng cách gian ổ mắt nhưng rộng hơn so với mí mắt trên (IND 1,82- 4,79 mm); có răng lá mía.

Ngón tay khơng có màng, mút ngón khơng có đĩa; chân sau dài và mảnh, chân có màng bơi gần như hoàn; gờ da lưng-sườn nhỏ kéo dài từ mắt đến háng.

Lưng có màu nâu đỏ hay vàng nhạt, đơi khi xám nhạt; có một vệt hình thoi màu đen phủ hết màng nhĩ; gờ da trên màng nhĩ rõ; trên lưng có một nếp da mảnh hình chữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

V ngược ở khoảng giữa hai vai; trên đùi và cẳng chân có những vệt xiên chéo; bụng trắng, ngực và ức có đốm xám. (Định loại theo Bourret, 1942).

Phân bố

KBTTN Tây Yên Tử: Các mẫu được tìm thấy trên các đường mịn, chúng bám trên lá cây bụi nhỏ hay ngồi trên mặt đất, nhiều khi thấy ngay cạnh suối.

Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Thế giới: Trung Quốc (kể cả đảo Đài Loan), Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia.

Họ Ếch cây Rhacophoridae 26. Nhái cây sọc Chiromantis vittatus (Boulenger, 1887)

Mẫu vật nghiên cứu: Hai cá thể đực TYT 2010.28 (SVL 23,96 mm), TYT 2010.51 (SVL 26,91 mm) thu vào tháng 6/2010 và cá thể đực TYT 2011.3 (SVL 22,31 mm) thu vào tháng 11/2011, ở độ cao từ 200-600 m.

Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 8,19-9,7 mm, HW 7,42-8,04 mm), mõm nhọn, chiều dài tương đương đường kính mắt (SL 3,4-4,27 mm, ED 2,78-3,49 mm); màng nhĩ không rõ (TD 0,95-1,66 mm); khoảng cách gian mắt rộng hơn so với mí mắt trên (IOD 2,04-2,9 mm, UEW 1,67-2,32 mm); khơng có răng lá mía; lưỡi chẻ đơi ở phía sau.

Ngón tay khơng có màng bơi, mút ngón có đĩa bám phát triển, ngón tay I ngắn hơn II; ngón chân 3/4 có màng bơi màng, mút ngón có đĩa phát triển; khi gập dọc thân khớp cổ-chày chạm mắt hay vượt qua mắt một chút. Da nhẵn; phần sau phía bụng và phía đùi ráp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặt trên lưng màu vàng hoặc nâu nhạt, có 2 sọc màu vàng từ lỗ mũi qua mắt về phía háng (một số cá thể khơng có sọc); hai bên sườn, bụng màu trắng. (Định loại theo Bourret, 1942 và Ziegler, 2002).

Phân bố

KBTTN Tây Yên Tử: các cá thể tìm thấy trên lá cây cạnh các ao có nước trong rừng (ao Khe Cam, ao Cua, ao Dứa), đôi khi bắt gặp trên lá cây ở cạnh suối (suối Tuyến II), chúng xuất hiện rất nhiều vào đầu mùa mưa

Việt Nam: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hịa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia.

Một phần của tài liệu Sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử và các giải pháp bảo tồn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)