Mẫu vật nghiên cứu: Hai cá thể đực trưởng thành IEBR 3678 (SVL 78,33 mm), IEBR 3677 (SVL 76,45 mm), hai cá thể cái trưởng thành IEBR 3653 (SVL 102,04 mm), IEBR 3679 (SVL 99,53 mm) thu vào tháng 4/2008 và một cá thể đực trưởng thành TYT 2012.39 (SVL 76,09 mm) thu vào tháng 7/2012, ở độ cao 200-600 m so với mực nước biển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đặc điểm nhận dạng: Đầu rộng hơn dài (HW 28,1-36,74 mm, HL 26,04-34,48 mm); lỗ mũi hình bầu dục, nằm gần mút mõm hơn mắt; màng nhĩ trịn, bằng khoảng 3/5- 2/3 lần so với đường kính mắt (TD 4,4-5,64 mm, ED 7,16-9,41 mm); khoảng cách gian mắt lớn hơn khoảng cách gian mũi (IOD 9,5-11,97 mm, IND 7,9-10,72 mm); gờ da phía trên màng nhĩ rõ; răng lá mía xếp thành hai hàng, hơi xiên; lưỡi khía sâu hình chữ V ở phía sau; con đực có túi kêu phát triển.
Chi trước phát triển, đầu ngón tay có đĩa bám phát triển với rãnh ngang, đĩa bám
của ngón III nhỏ hơn đường màng nhĩ; ngón chân có màng bơi hồn tồn, rìa ngồi ngón IV và cánh tay có diềm da; củ dưới khớp ngón tay trịn; chai sinh dục phát triển ở con đực; đĩa bám ở ngón chân phát triển, có rãnh ngang, nhỏ hơn so với đĩa bám ở ngón tay; diềm da phía ngồi ngón chân V và bàn chân kém phát triển, củ bàn trong bàn chân nhỏ, hình bầu dục, khơng có củ bàn ngồi.
Da phía trên đầu, lưng và chi nhẵn; khơng có gờ da lưng-sườn bên; khơng có nếp da phía trên hậu mơn; họng và ngực nhẵn, phần phía bụng của đùi và bụng hơi ráp.
Mặt trên đầu, lưng và chi màu xanh lá cây, đơi khi có đốm xanh nhạt, nhỏ hoặc vân màu nâu vàng; dưới sườn màu xám nâu hoặc tím nhạt, có một sọc trắng nhỏ ngăn cách giữa phần màu xanh và màu nâu hoặc tím nhạt ở bên sườn; vùng nách và bẹn khơng có đốm sẫm màu, phía trên đùi khơng có vệt đen mờ chạy ngang; họng, ngực và bụng màu xám nâu; riềm da mép ngoài cánh tay, bàn tay và bàn chân màu trắng; đĩa bám và màng bơi ở tay và chân màu xám sẫm hoặc tím nhạt; mép hàm dưới màu kem; con ngươi ngang màu đen; mống mắt màu nâu, rìa ngồi màu nâu vàng. (Định loại theo Nguyen et al., 2008)
Phân bố
KBTTN Tây Yên Tử: Mẫu được tìm thấy ở trên lá cây, cành cây ở cạnh suối hay các ao có nước trong rừng ở khu vực Đồng Rì (các suối Tuyến II, III) , Đồng Thơng (ao Đèo Gió, ao Dứa, ao Cua) và Đá Lửa (ao Đá Lửa 1, 2). Vào đầu mùa mưa chúng tập trung về các ao để sinh sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt Nam: Bắc Giang.
Thế giới: Ấn Độ, Nêpal, Thái Lan, Trung Quốc.