ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả giảm áp lực nội sọ bằng dung dịch mannitol 20% 250ml truyền tĩnh mạch 20 phút những bệnh nhân tai biến mạch não có tăng áp lực nội sọ (Trang 52 - 55)

4.1.1 Tuổi và giới.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.1

- Tuổi là 1 yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Khi tuổi thọ càng cao, cơ hội để xảy ra đột quỵ não tăng, trong đó đột quỵ chảy máu não thường xảy ra ở BN trên 45 tuổi.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của các BN TBMN là 58,33 ± 10,52 (từ 30 đến 76). Cao hơn kết quả nghiên cứu về tuổi trung bình của Nguyễn Hữu Hoằng là 31 ± 13,3 [4], Diêm Sơn là là 30 ± 14,3 [6], Carole.I và cs (2009) là 33,8 ± 3,2 [12]. Có sự khác nhau nhau ở đây có lẽ do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.

Về nhóm tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân > 45 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 85,2% phù hợp nhóm tuổi thường gặp biến cố về tổn thương mạch máu não.

Kết quả được trình bày ở biểu đồ 3.1

Về giới:

- TBMN không phân biệt về giới nhưng xu hướng tỷ lệ nam giới gặp nhiều hơn nữ giới có lẽ lối sống của nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến TBMN như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống thừa mỡ…

- Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, nam gặp nhiều hơn nữ, chiếm 70,4%. Kết quả nghiên cứu về giới trong đó tỷ lệ nam của Nguyễn Hữu Hoằng là 85,2%, Diêm Sơn là 80%, Battison C và cs (2005) [8].

4.1.2. Điểm Glasgow của nhóm nghiên cứu.

Kết quả được trình bày ở biểu đồ 3.2

- Điểm glassgow là một trong những yếu tiên lượng trong TBMN và khi glassgow ≤ 8 điểm thì tiên lượng rất nặng. Mức độ giảm ý thức là yếu tố dự báo rõ nhất hậu quả xấu và là 1 trong những dấu hiệu lâm sàng để chỉ định can thiệp phẫu thuật.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm Glasgow 6 điểm, 7 điểm chiếm tỷ lệ 29,6%.

- Điểm Glasgow trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,44 ± 1,05. Tương tự điểm glasgow trung bình của Nguyễn Hữu Hoằng là 6,0 ± 1,3, Diêm Sơn là 6,1 ± 1,2, Carole là 6 , Vialet R là 6.0 ± 3.2 [53].

4.1.3. Đặc điểm về tổn thương.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.2

- Đột quỵ được phân loại chung thành đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ chảy máu não. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 80-85% các trường hợp đột quỵ. Các chảy máu não chiếm 15-20%, trong đó nhóm chảy máu nội sọ chiếm 8%, xuất huyết dưới nhện chiếm 10%. [1]

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN XHN-NT chiếm tỷ lệ 55,6% cao hơn tỷ lệ của nhóm XHDN là 22,2%, TĐMNG là 22,2%. Có sự khác nhau về tỷ lệ ở đây có lẽ do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ (n=27) do vậy chưa phản ánh đúng về tỷ lệ tổn thương trong TBMN.

4.1.4. Đặc điểm ALNS trước truyền mannitol:

Kết quả được trình bày ở bảng 3.3

- Chức năng của não phụ thuộc vào sự duy trì tuần hoàn trong đó. Máu được đẩy vào trong sọ nhờ vào HATB. Sự tác động tương hỗ của các thành phần trong hộp sọ và áp lực động mạch tạo nên một ALNS.Áp lực nội sọ bình

thường ≤ 15 mmHg ở người lớn. ALNS ở trẻ em thấp hơn của người lớn [9], [13]. ALNS được duy trì ổn định bởi cơ chế cân bằng nội môi.

- V máu + V dịch não tủy + V não = Hằng định, Thể tích nhu mô não là hằng định, mặc dù não có thể biến dạng bởi các khối u hoặc phù não nhưng không thể bị chèn ép. Thể tích dịch não tủy và máu có thể thay đổi nhiều. Vì vậy, dịch não tủy và máu được coi là những bộ phận để giảm áp của hệ thống.

- Tăng áp lực nội sọ là một biến chứng nguy hiểm của các tình trạng tổn thương thần kinh trung ương. Ở những bệnh nhân tai biến mạch não nặng có điểm Glasgow dưới 8 (nhồi máu não, chảy máu não, chảy máu dưới nhện), nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong đều có liên quan đến tình trạng tăng ALNS

- Chúng tôi chỉ lựa chọn những bệnh nhân TBMN có ALNS > hoặc = 25 mmHg từ bảng 3.3 nhận thấy ALNS ở nhóm 31-40 mmHg có tỷ lệ cao nhât là 51,8%

- cao hơn tỷ lệ của Diêm Sơn là 43,3% [6], Nguyễn Hữu Hoằng là 24,1% [4].

- có sự khác nhau có lẽ do những BN của chúng tôi là nặng và được đo ALNS muộn hơn.

- ALNS trung bình của chúng tôi là 37,5 ± 10,1 mmHg cao hơn Diêm Sơn là 28,2± 5,5 mmHg [6], Nguyễn Hữu Hoằng là 29,0 ± 5, 81 mmHg [4], Gilles Francony là 31 ± 6 mmHg [19].

- ALNS càng cao nguy cơ tử vong càng lớn, theo nghiên cứu của Miller trên 215 BN thấy rằng: ALNS trên 20mmHg thì tỷ lệ tử vong chiếm 45%, trên 40 mmHg tỷ lệ tử vong là 78%, ALNS trên 60mmHg thì tỷ lệ tử

vong là 100%. Như vậy với đa số BN nằm trong khoảng 31-40 mmHg trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì tiên lượng tử vong còn chiếm mức cao.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả giảm áp lực nội sọ bằng dung dịch mannitol 20% 250ml truyền tĩnh mạch 20 phút những bệnh nhân tai biến mạch não có tăng áp lực nội sọ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w