Những tồn tại và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 114)

quản lí và thƣ̣c hiện quy hoạch sƣ̉ dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Tuyên Quang:

* Những khó khăn, tồn tại trong việc quản lí và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Tuyên Quang;

* Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả qu ản lí và thực hiện quy hoạch sử dụng đất:

- Giải pháp về kinh tế; - Giải pháp về chính sách; - Giải pháp về tổ chức;

- Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất; - Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang từ các cơ qua hữu quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang…

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Điều tra tất cả các huyện/thị trong tỉnh, mỗi đơn vị điều tra 3 nhóm là: + Nhóm 1: Cán bộ công chức

+ Nhóm 2: Người dân phi nông nghiệp + Nhóm 3: Người dân nông nghiệp Mỗi nhóm điều tra 30 người.

- Phỏng vấn những người có trách nhiệm về quản lý quy hoạch, giám sát quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch ở địa phương. Qua đó tìm hiểu những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặt được và chưa được cũng như những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho những tồn tại công tác triển khai thực hiện quy hoạch.

* Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ tham vấn ý kiến của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và giám sát quy hoạch để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất về giải pháp.

2.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê và phân tích số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài

liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch, hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

* Phương pháp minh họa bằng biểu, bản đồ: Thực trạng sử dụng đất và

kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình bày dưới dạng những biểu đồ và bản đồ minh họa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH TUYÊN QUANG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí địa lý từ 21029‟ đến 22042‟ vĩ độ Bắc; 1040

50‟ đến 105036‟ kinh độ Đông và có các tiếp giáp: - Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng;

- Phía Nam giáp các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; - Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; - Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

Theo Báo cáo kết quả kiểm kê năm 2010, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.732,71 ha, gồm 07 đơn vị hành chính cấp huyện: Huyện Nà Hang, huyện Lâm Bình, huyện Chiêm Hoá, huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang với 141 xã, phường, thị trấn (128 xã, 7 phường, 5 thị trấn và 1 thành phố).

Tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 37 và các sông Lô, sông Phó Đáy, sông Gâm chạy qua là những tuyến giao thông thuỷ, bộ chính nối Tuyên Quang với các tỉnh lân cận.

* Địa hình, địa mạo:

Địa hình của tỉnh khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc của tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy.

* Khí hậu:

Tuyên Quang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhiệt độ: Trung bình năm dao động từ 220C - 240C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 160

C, các tháng mùa hè là 280C. Tổng tích ôn năm khoảng 8.2000

C - 8.4000C.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 7 và 8 có lượng mưa lớn nhất, đạt trên 320 mm/tháng. Tháng 1 và tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất, khoảng 16 - 25 mm/tháng.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.500 giờ/năm. Trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian nhiều nắng, thường có 170 - 190 giờ/ tháng; từ tháng 01 đến tháng 3 nắng ít, trung bình chỉ khoảng 50 - 70 giờ/ tháng.

- Gió: Là một đặc trưng khí hậu phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình của từng địa phương. Trong các thung lũng, hướng gió thường trùng với hướng thung lũng. Ở những nơi thoáng, hướng gió thịnh hành phù hợp với hướng gió chung trong mùa, mùa đông là hướng Đông Bắc hay Bắc, mùa hạ là hướng Đông Nam hay Nam. Tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1m/s.

- Độ ẩm không khí: Không có sự khác biệt rõ rệt theo mùa. Trong năm độ ẩm thường dao động trong khoảng 85 - 87 % ở phía Bắc tỉnh và 82 - 85% ở phía Nam tỉnh.

* Thủy văn:

Tuyên Quang có hệ thống sông suối dày đặc (khoảng 900m/km2) và phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng. Có 3 sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy.

- Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang. Đoạn trong tỉnh dài 145 km với diện tích lưu vực 2.090 km2, lưu lượng lớn nhất là 11.700 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 128 m3

/s. Sông Lô có khả năng vận tải tốt cho phương tiện vận tải hàng chục tấn. Đây là đường thuỷ quan trọng nhất nối Tuyên Quang với các tỉnh.

- Sông Gâm: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang vào Tuyên Quang từ phía Bắc. Đến Tuyên Quang, Sông Gâm gặp sông Lô ở xã Tứ Quận (huyện Yên Sơn) cách thành phố Tuyên Quang khoảng 10 km. Đoạn chảy trong tỉnh dài 170 km với diện tích lưu vực 2.870 km2

, sông có khả năng vận tải tốt, là đường thuỷ nối các huyện Nà Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ.

- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao tỉnh Bắc Kạn, chảy vào Tuyên Quang qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương rồi sang đất Phú Thọ. Đoạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chảy trên đất Tuyên Quang dài 84 km với diện tích lưu vực 800 km2

. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế.

Ngoài ba sông lớn trên, ở Tuyên Quang còn có nhiều sông ngòi nhỏ khác liên kết với nhau tạo thành mạng lưới theo lưu vực các sông chính.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: Với tổng diện tích tự nhiên là 586.732,71 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với toàn quốc. Bình quân diện tích theo đầu người là (0,81 ha/người, cao gấp 2,13 lần so với cả nước - 0,38 ha/người). Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra các vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và được chia thành 7 nhóm với 17 loại chính:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.945 ha, chiếm 2,83% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, gồm 5 loại chính:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.380 ha chủ yếu phân bố dọc theo các sông lớn (sông Gâm, sông Lô, sông Phó Đáy) trên địa bàn các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và Hàm Yên.

+ Đất phù sa không được bồi (P): Diện tích 3.310 ha, có nhiều ở các huyện Sơn Dương và Chiêm Hoá, phân bố ở địa hình cao hơn so với đất phù sa được bồi đắp hàng năm.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 685 ha, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Sơn Dương và Yên Sơn nơi có địa hình cao, thiếu nước.

+ Đất phù sa ngòi suối (Py)): Diện tích 9.940 ha, phân bổ rải rác ở các huyện nhưng nhiều nhất ở huyện Chiêm Hoá.

+ Đất phù sa glây (Pg): Diện tích 630 ha, phân bố chủ yếu ở thành phố Tuyên Quang nơi địa hình thấp, khó thoát nước.

- Nhóm đất xám, bạc màu: Có diện tích 3.570 ha, chiếm 0,64% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá.

- Nhóm đất đen: Được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi. Nhóm này có diện tích 280 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Sơn Dương, Chiêm Hoá, Na Hang.

- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 397.535 ha, chiếm 70,68% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh gồm 3 loại: đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Diện tích 3.862 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và một ít ở huyện Chiêm Hoá xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi. Tầng dày khá tơi xốp, thường có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Diện tích 390.661 ha, phân bố rộng khắp các huyện trong tỉnh. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè), cây ăn quả. Vùng đồi núi dốc trên 200

cần bảo vệ rừng và trồng rừng là chính.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 3.012 ha, phân bố rải rác ở các huyện nhưng tập trung nhiều ở huyện Chiêm Hoá. Đất thường phân bố ở địa hình bậc thang thấp sát chân núi, thoát nước tốt nhưng dễ bị hạn.

- Nhóm đất vàng đỏ: có diện tích 101.670 ha, chiếm 18,08% tổng diện tích đất toàn tỉnh, gồm 3 loại: Đất vàng đỏ trên đá granit, đất vàng nhạt trên cát kết và đất nâu vàng trên phù sa cổ.

+ Đất vàng đỏ trên đá granít (Fa): Diện tích 25.159 ha, phân bố ở các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 69.731 ha, phân bố tập trung ở các huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 6.781 ha, phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh. Đất có địa hình thấp thoải, có nhiều cuội sỏi lớn kích thước từ 1 - 6 cm ở độ sâu dưới 50 cm.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Có diện tích 36.285 ha, chiếm 6,45% diện tích đất toàn tỉnh, gồm 3 loại: Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất mùn vàng đỏ trên đá grannít và đất mùn vàng nhạt trên cát kết. Cụ thể như sau:

+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Hs): Diện tích 26.969 ha, phân bố chủ yếu ở địa bàn núi cao thuộc huyện Na Hang.

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá granít (Ha): Diện tích 3.309 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Sơn Dương (khu vực núi Tam Đảo), có độ dốc từ 250

trở lên.

+ Đất mùn vàng nhạt trên cát kết (Hq): Có diện tích 6007 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên.

- Nhóm đất dốc tụ: Là sản phẩm rửa trôi và tích tụ các loại đất ở các chân sườn và khe dốc. Đất này có diện tích 7.125 ha, chiếm 1,27 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các thung lũng thấp giữa các dãy núi thuộc huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Tuyên Quang khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý và do sức ép về dân số, tập quán canh tác và ý thức của con người... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn thường xuyên xảy ra.

* Tài nguyên nước:

- Nước mặt:Tuyên Quang có nguồn nước mặt rất lớn, gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay. Lượng nước mưa hàng năm khá lớn cùng nguồn nước từ lưu vực các sông: Sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy cùng với rất nghiều con suối lớn, nhỏ và gần 2.000 ao, hồ quanh năm có nước, đã tạo cho tỉnh nguồn tài nguyên nước phong phú, vào khoảng 5,5 tỷ m3/năm. Trung bình cứ một ha đất tự nhiên có 9 m sông, suối và 9.376 m3

nước. Tuy vậy, nước mặt phân bố không đều giữa các tháng trong năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa. Vào những tháng đầu mùa mưa, chất lượng nước mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực, gây một số khó khăn cho sinh hoạt. Về mùa đông thường thiếu nước, vì vậy khó mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông như trồng rau, khoai tây...

Về mùa mưa, với địa hình cao, dốc, thảm thực vật rừng bị tàn phá nên nước tập trung đổ vào các sông suối với một lưu tốc dòng chảy lớn, gây lũ quét đột ngột và ngập lụt nhiều vùng. Sau khi hoàn thành thuỷ điện Tuyên Quang thì một phần nước mặt đã được kiểm soát.

- Nước ngầm:Nguồn nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ trong tỉnh và chất lượng nước tốt, đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác kể cả khai thác đơn giản phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, nước ngầm không phân bố đều theo cấu thành địa chất.

Đặc biệt có các điểm nước khoáng đáng chú ý là Bình Ca và Mỹ Lâm tại huyện Yên Sơn. Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn suối khoáng nóng Mỹ Lâm đảm bảo chất lượng, phục vụ cho chữa bệnh và chế biến nước giải khát.

*Tài nguyên rừng: Kết quả phân 3 loại rừng theo Quyết định số 310/QĐ- CT ngày 26/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phân 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) trên địa bàn tỉnh:

- Diện tích rừng đặc dụng: 48.963 ha, chiếm 11% đất lâm nghiệp, tập trung ở huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên. Diện tích rừng đặc dụng trên địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bàn tỉnh chủ yếu là khu bảo tồn thiên nhiên (bảo vệ đa dạng sinh học về hệ thực vật, động vật).

- Diện tích rừng phòng hộ: 138.379 ha, chiếm 31,00% diện tích đất lâm nghiệp tập trung nhiều ở huyện Na Hang. Đây là huyện có rừng phòng hộ chủ

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)