Quản lý đất đai là một việc phức tạp không nơi nào giống nhau nên mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ đều có một chính sách và công cụ quản lý đất đai khác nhau; trong đó quy hoạch sử dụng đất là một công cụ rất quan trọng giúp cho việc quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, một số quốc gia ngay từ những năm trước công nguyên họ đã có quy hoạch xây dựng quốc gia mình theo những mô hình hoá. Ở một số nước như: Anh, Pháp, Liên Bang Nga đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉnh và ngày càng tiến bộ. Các dự án phát triển vùng đều tiến hành trên sơ đồ cơ cấu kiến trúc – quy hoạch vùng gắn với quy hoạch sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển của vùng vĩ mô. Theo tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), quy hoạch sử dụng đất là bước kế tiếp của phương pháp đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất sẽ đưa ra một loại hình hợp lý nhất đối với đất đai trong vùng. Phương pháp quy hoạch đất đai tuỳ thuộc vào đặc điểm đất đai của từng nước, tuy nhiên có hai loại hình quy hoạch:
- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo phát triển các mục tiêu một cách hào hoà, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành. Tiêu biểu cho trường phái này là Anh, Úc, Đức.
- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong đó đất đai và lao động trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. Tiêu biểu cho trường phái này là Liên Bang Nga và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây.
Ngoài ra ở một số nước khác còn có các phương pháp quy hoạch mang tính đặc thù riêng như Bungari và các nước Đông Âu. Ở những nước này quy hoạch được phân chia thành các vùng đặc trưng gắn với bảo vệ môi trường.
Công tác quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên thế giới như sau:
1.3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Anh
Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch phát triển để xem liệu có cho phép hay không. Chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.
Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất [8]: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc như thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối. Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế này.
1.3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà liên bang Nga
Quy hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga được chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông trường. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
Quy hoạch chi tiết đưa ra phương án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của người dân.
1.3.1.4.Quy hoạch sử dụng đất ở Canada
Chính phủ Liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian và đưa ra mục tiêu chung ở cấp quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động lập quy hoạch ở các bang. Ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ để có sự tham gia ở các lĩnh vực khác nhau có liên quan tới quá trình lập quy hoạch bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp; nhất là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm và bảo vệ.
1.3.1.5.Quy hoạch sử dụng đất ở Angiêri
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo nguyên tắc nhất thể hoá và đa phái và được tiến hành với sự tham gia của các phương tiện có liên quan, các tổ chức ở cấp chính phủ, Nhà nước, cộng đồng,…
1.3.1.6. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản
Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật bản chia ra: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể và Quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của Quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng…. Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.
1.3.1.7. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Hàn Quốc
Năm 1972 “Luật Sử dụng và Quản lý đất đai quốc gia” chia toàn bộ đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng. Đồng thời chỉ định các khu hạn chế phát triển, gọi là đai xanh, trong khu hạn chế này ngoài những vật kiến trúc cần phải duy trì ra, cấm tất cả mọi khai thác. Ý đồ dùng sự ngăn cách của các đai xanh để khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí; đảm bảo cung ứng đất làm nhà ở một cách hợp lý. “Kế hoạch 10 năm về phát triển tổng hợp toàn quốc”, mục đích là phân tán nhân khẩu của đô thị lớn, đồng thời phối hợp với “phương án phát triển khu vực” để kích thích tăng trưởng của vùng sâu, vùng xa, thu hút nhân khẩu quay về. Theo “kế hoạch quản lý khu vực thủ đô” của Nam Hàn đưa ra năm 1981, thì cấm tiến hành khai thác quy mô lớn ở thủ đô để tránh việc nhân khẩu ồ ạt đổ vào, sau đó là dùng phương thức chế độ quản lý tổng ngạch khống chế số lượng chiêu sinh đại học khu vực Hán Thành. Trên thực tế, Hàn Quốc sau gần 30 năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng công trình công cộng của chính phủ gặp khó khăn và bế tắc.
1.3.1.8. Quy hoạch sử dụng đất ở Trung Quốc
Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2, dân số hơn 1,2 tỷ người. Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.
Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các mục đích sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.
1.3.1.9. Quy hoạch sử dụng đất ở Malaysia
Quy hoạch phát triển kinh tế lãnh thổ được tiến hành mạnh từ năm 1972, Quốc hội phê chuẩn thành lập 7 vùng. Cùng với sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên đất và phát triển vùng ở Trung ương, mỗi vùng có cơ quan phát triển vùng chỉ đạo trực tiếp các trọng điểm, soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đưa ra các quyết định ngân sách đảm bảo thực thi các dự án như một động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng xã hội, gắn kết các đô thị lớn thành mạng lưới các cực tăng trưởng trong phát triển vùng và các điểm dân cư ở các vùng biên giới.
1.3.1.10. Quy hoạch sử dụng đất ở Thái Lan
Quy hoạch sử dụng đất ở nước này được tiến phân theo 3 cấp đó là: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương. Quy hoạch nhằm cụ thể hoá các trường kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. [19]