Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 114)

Luật Đất đai năm 2003 quy định nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai gồm:

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch;

- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng;

- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ;

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước;

- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương;

- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;

- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;

- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch;

- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch.

1.2.7. Thẩm quyền lập và quyết định xét duyệt phƣơng án quy hoạch sử dụng đất

1.2.7.1. Thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.

Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

- Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. [9]

1.2.7.2. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.

- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. [9]

1.2.8. Quy trình lập phƣơng án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ

- Công tác nội nghiệp (Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được; xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ).

- Công tác ngoại nghiệp (Khảo sát thực địa, điều tra, chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ theo thực địa).

- Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu và bản đồ.

- Lập báo cáo kết quả điều tra thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.

Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu, các chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực tác động đến việc sử dụng đất

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực có tác động đến sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất. - Xây dựng các báo cáo phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu, các chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực tác động đến việc sử dụng đất.

- Xử lý và hoàn thiện bản đồ chuyên đề đã có (bản đồ hành chính, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng …)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch.

- Xây dựng báo cáo đánh giá tiềm năng đất đai.

3.9. Xây dựng mới các bản đồ chuyên đề (bản đồ tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; công nghiệp, đô thị và du lịch).

Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

- Xác định định hướng dài hạn về sử dụng đất. - Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. - Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.

- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. - Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng mới các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông, thủy lợi; công nghiệp, đô thị và du lịch).

- Xây dựng báo cáo phương án quy hoạch sử dụng đất. - Hội thảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đánh giá, nghiệm thu.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất

- Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. - Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến từng năm.

- Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp tỉnh trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

- Dự kiến thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh.

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất. - Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

- Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. - Đánh giá, nghiệm thu.

- Công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. [21]

1.3. SƠ LƢỢC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH TUYÊN QUANG

1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

Quản lý đất đai là một việc phức tạp không nơi nào giống nhau nên mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ đều có một chính sách và công cụ quản lý đất đai khác nhau; trong đó quy hoạch sử dụng đất là một công cụ rất quan trọng giúp cho việc quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, một số quốc gia ngay từ những năm trước công nguyên họ đã có quy hoạch xây dựng quốc gia mình theo những mô hình hoá. Ở một số nước như: Anh, Pháp, Liên Bang Nga đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉnh và ngày càng tiến bộ. Các dự án phát triển vùng đều tiến hành trên sơ đồ cơ cấu kiến trúc – quy hoạch vùng gắn với quy hoạch sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển của vùng vĩ mô. Theo tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), quy hoạch sử dụng đất là bước kế tiếp của phương pháp đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất sẽ đưa ra một loại hình hợp lý nhất đối với đất đai trong vùng. Phương pháp quy hoạch đất đai tuỳ thuộc vào đặc điểm đất đai của từng nước, tuy nhiên có hai loại hình quy hoạch:

- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo phát triển các mục tiêu một cách hào hoà, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành. Tiêu biểu cho trường phái này là Anh, Úc, Đức.

- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong đó đất đai và lao động trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. Tiêu biểu cho trường phái này là Liên Bang Nga và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây.

Ngoài ra ở một số nước khác còn có các phương pháp quy hoạch mang tính đặc thù riêng như Bungari và các nước Đông Âu. Ở những nước này quy hoạch được phân chia thành các vùng đặc trưng gắn với bảo vệ môi trường.

Công tác quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên thế giới như sau:

1.3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Anh

Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch phát triển để xem liệu có cho phép hay không. Chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.

Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất [8]: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc như thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối. Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế này.

1.3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà liên bang Nga

Quy hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga được chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông trường. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Quy hoạch chi tiết đưa ra phương án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của người dân.

1.3.1.4.Quy hoạch sử dụng đất ở Canada

Chính phủ Liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian và đưa ra mục tiêu chung ở cấp quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động lập quy hoạch ở các bang. Ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ để có sự tham gia ở các lĩnh vực khác nhau có liên quan tới quá trình lập quy hoạch bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp; nhất là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm và bảo vệ.

1.3.1.5.Quy hoạch sử dụng đất ở Angiêri

Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo nguyên tắc nhất thể hoá và

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)