Quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 41)

1.3.2.1. Khái quát chung về tình hình quy hoạch sử dụng đất

Ở nước ta công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai là một ngành non trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kế xây dựng các đồ án quy hoạch còn hạn chế. Tuy nhiên trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm chú trọng đầu tư cho công tác quy hoạch đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thực tế sản xuất, chúng ta đã và đang từng bước tiến hành khắc phục những khó khăn để quy hoạch phân bố vùng lãnh thổ.

Miền bắc quy hoạch sử dụng đất đai xúc tiến từ năm 1962 cho ngành chủ quản và cấp tỉnh, huyện tiến hành và được đan xen vào công tác phân vùng quy hoạch nông lâm nghiệp cho vùng lãnh thổ, nhưng thiếu sự phối hợp của các ngành có liên quan, chủ trương của quy hoạch đất đai là xác định phương hướng phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp cho vùng lãnh thổ chỉ được ngành chủ quản thông qua. Trong công tác quy hoạch thì về khía cạnh pháp lý không được đặt ra và cũng không được thực hiện. Vấn đề xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo một cách chặt chẽ bằng các văn bản pháp luật và coi như là một luận chứng cho phát triển của nền kinh tế đất nước, điều này thể hiện rõ trong từng giai đoạn.

- Trước những năm 1975 - 1980

Sau năm 1975, trong cơ chế bao cấp, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được đẩy mạnh gắn liền với việc hợp tỉnh huyện và xây dựng thành pháo đài. Cả nước đi vào sắp xếp lại đất nước, tạo ra các vùng kinh tế lớn.

Hội đồng chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông lâm nghiệp. Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Kết quả là đến cuối 1978 các phương án phân vùng nông lâm nghiệp công nghệ chế biến nông sản của cả nước trong 7 vùng kinh tế và của tất cả các tỉnh đã lập và được chính phủ phê duyệt, trong các phương án trên đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp và coi đó là một luận chứng quan trọng để phát triển ngành.

Tuy nhiên do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp cho nên các loại đất khác chưa đề cập đến và còn khoảng 3 triệu ha ở miền núi cao chưa tiến hành phân bổ sử dụng, mặt khác do còn thiếu nhiều tài liệu điều tra cơ bản, thổ nhưỡng... và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của các phương án còn thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thời kỳ 1981- 1986

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ: ‘‘xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng hợp sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986 - 1990)’’.

Chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã yêu cầu các ban ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo triển khai chương trình tổng hợp sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến 1986 - 1990 cũng như trong thời kỳ này hầu hết các của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể huyện.

Một trong những mục đích và yêu cầu đặt ra đối với tổng sơ đồ phải là cơ sở cho việc tiến hành quy hoạch xây dựng vùng như xây dựng khu công nghiệp, khu du lịch, xây dựng thành phố, thị xã, thị trấn...

Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi quy hoạch sử dụng đất đai phải đi trước một bước về nội dung và cơ sở khoa học trong tổng sơ đồ phát triển. Xuất phát từ cơ sở lý luận đó Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập đến ở huyện, tỉnh và cả nước mặc dù chưa đầy đủ. Còn quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến ở thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp.

- Thời kỳ Luật đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước Luật đất đai 1993

Năm 1987, luật đất đai lần đầu tiên được ban hành và có hiệu lực từ 1988. Trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai. Tuy nhiên luật đất đai 1988 chưa nêu ra nội dung quy hoạch. Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất đã đưa ra thông tư số 106 QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai. Đây là thông tư đầu tiên của Tổng cục kể từ khi thành lập quy hoạch sử dụng đất đai một cách tương đối cụ thể.

Công tác nói chung của quy hoạch sau một thời kỳ triển khai tương đối rầm rộ, công tác quy hoạch cũng chưa được xúc tiến theo luật đã quy định. Tình hình này do nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớn. Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì công tác quy hoạch này có cần nữa hay không là một vấn đề cần đặt ra.

Đây là thời kỳ công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của HTX sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho hộ nông dân và thực thi các chính sách đổi mới khác, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở xã là vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất giãn dân và một số nơi có xu hướng đô thị hoá rõ rệt.

Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã diễn ra hầu hết khắp phạm vi cả nước nhưng còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp.

- Thời kỳ sau Luật đất đai 1993 đến Luật đất đai 2003 ra đời

Ngày 14/07/1993 luật đất đai được công bố. Trong luật này các điều khoản nói về quy hoạch đã được cụ thể hoá hơn so với luật đất đai 1988, và từ năm 1993 trở đi công tác quy hoạch đã được chú trọng nhiều hơn.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai ngày 02/12/1988 và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai ngày 29/06/2001 cũng như công tác ban hành. Các điều khoản trong luật này đã khẳng định công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là cần thiết.

+ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP quy định về thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai ban hành ngày 02/12/1998.

+ Sau đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, nhà nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội ở hầu hết 53 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, 8 vùng kinh tế, các vùng trọng điểm và quy hoạch phát triển ngành ở hầu hết các bộ, ngành.

+ Các công trình nghiên cứu này tính đến 2020 phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vòng 10 - 15 năm tới. Việc nghiên cứu triển khai quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đang là vấn đề bức xúc của các ngành các cấp và mọi thành viên xây dựng hưởng ứng.

+ Đây là cái mốc bắt đầu của thời kỳ công tác quản lý đất đai vào nề nếp, sau một thời gian dài tuyệt đối hoá về công hữu đất đai ở miền Bắc và buông lỏng công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác này ở các tỉnh phía nam dẫn đến tình trạng quá nhiều diện tích đất không có chủ sử dụng đất.

- Thời kỳ sau luật đất đai 2003 đến nay

Sau khi Luật đất đai 2003 được công bố đã có rất nhiều các văn bản dưới Luật ra đời, hướng dẫn thi hành Luật như :

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai 2003;

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Chỉ thị số 05/2004/CT-TTG ngày 29/02/2004 của thủ tướng chính phủ về việc triển khai thi hành luật 2003.

Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất. Quyết định 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật đất đai năm 2003.

Chỉ thị số 02/CT-BTNMT ngày 19/11/2007 về việc tiếp tục triển khai thi hành luật đất đai năm 2003.

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

1.3.2.2. Việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất

* Quy hoạch sử dụng đất cả nước

- Chính phủ đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước trình Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 và được thông qua tại Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Cả nước chỉ có 7 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh; ngoài ra còn có 13 tỉnh đang hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 2 cấp xã, huyện. Có 16 tỉnh đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã nhưng kết quả đạt được còn thấp (dưới 50% số xã) gồm Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng.

- Đối với đất quốc phòng, an ninh: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.

* Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, các tỉnh đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương. Đến nay cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ xét duyệt.

* Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Cả nước có 531/681 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 77,97%); 98 huyện đang triển khai (chiếm 14,4%); còn lại 52 huyện chưa triển khai (chiếm 7,64%), phần lớn là các đô thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

- Cả nước có 20 tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Một số tỉnh triển khai chậm như Phú Thọ, Gia Lai, Bình Định, Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ.

* Quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Cả nước có 7.576/11.074 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 68,41%); 1.507 xã đang triển khai (đạt 13,61%); còn lại 1.991 xã chưa triển khai (chiếm 17,98%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chậm so với yêu cầu của Luật Đất đai, đặc biệt là công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã. [1]

Một phần của tài liệu đánh giá việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)