Khống chế cỏ bằng biện pháp cho ngập nước:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 105 - 110)

Cây lúa sống không thể thiếu nước. Vì vậy mực nước trên ruộng lúa thích hợp vừa có tác dụng giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt vừa hạn chế lượng lớn cỏ dại.

Kinh nghiệm của nông dân về vấn đề này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 16: Mực nước trên ruộng để khống chế cỏ theo kinh nghiệm của nông dân Mực nước trên ruộng (cm) Hạn chế được cỏ % nông dân áp dụng

12 - 15 Cỏ lồng vực, Đuôi Phụng,

Cỏ chác 5,26

Qua bảng trên cho thấy có tới 42,10% nông dân được điều tra giữ mực nước trên ruộng từ 3 - 5 cm và 36,84% nông dân giữ mực nước trên ruộng 5 - 10 cm và chỉ có 5,26% nông dân giữ mực nước trên ruộng từ 12 – 15 cm. Như vậy kinh nghiệm của phần lớn nông dân trong vấn đề này là rất phù hợp so với lý thuyết và họ đã áp dụng thành thạo, thu được hiệu quả trừ cỏ cao. Mặc dù theo họ chỉ diệt được một số loài cỏ kể trên.

Tuy nhiên để có hiệu quả diệt cỏ như mong muốn bà con đã chọn thời điểm cho nước vào ruộng như sau:

Bảng 17: Thời gian cho nước vào ruộng theo kinh nghiệm của nông dân Thời gian cho ngập nước

( ngày sau khi sạ)

% nông dân áp dụng 3 - 5 5 - 7 7 - 10 21,05 31,57 47,36

Qua bảng ta thấy phần đông nông dân (47,36%) cho nước vào ruộng lúc 7 - 10 ngày sau sạ. Như vậy kinh nghiệm của nông dân trong vấn đề cũng rất phù hợp với lý thuyết. Tuy nhiên vẫn còn một số nông dân (21,05%) cho nước vào ruộng sớm điều này có thể ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hột lúa.

Sở dĩ nông dân đã áp dụng thành thạo biện pháp này là vì họ đã nhận thức được đây là biện pháp dễ áp dụng, ít tốn kém, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, tiết kiệm được công lao động và hạn chế sự cắn phá của chuột. Tuy nhiên nông dân cũng nhận thấy có những trở ngại khi áp dụng biện pháp này là Ốc bươu vàng phát triển, dễ nhiễm sâu phao và sâu phao đục bẹ, nếu mặt đất không bằng phẳng khi cho nước vào thì lúa bị hao hụt nhiều.

Nông dân còn cho biết để hạn chế cỏ dại và mang lại hiệu quả kinh tế cao họ có thể trồng 2 vụ lúa , 1 vụ màu. Cây màu được nông dân trồng thường là Mè, Bắp, Dưa hấu

2.3.2.3. Kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa của nông dân

Hiện nay đa số bà con đã sử dụng thuốc hóa học để trừ cỏ cho lúa. Kinh nghiệm sử dụng thuốc của bà con được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 18: Kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt cỏ cho ruộng lúa của nông dân. Thời điểm phun thuốc

(ngày sau khi sạ) Loại thuốc sử dụng

% nông dân sử dụng

Cách dùng

1 - 3 MECO 60EC, SOFIT 300EC 36,48

Phun xịt theo hướng dẫn ghi trên nhãn

thuốc 4 - 6 MECO 60EC, SOFIT 300EC,

NOMINIE 21,05

7 - 12

CLINCHER 10EC, TURBO, SIRIUSS, NOMINIE,

SUNRICE 15WPG

31,57

12 - 20

TURBO, NOMINIE, PYANPLUS 6EC, TILLERS,

WHIP - S 75EC

26,31

Qua bảng trên cho thấy bà con nông dân đã biết đến khá nhiều hiệu thuốc trừ cỏ cho lúa và phun xịt vào những thời điểm khác nhau với loại thuốc nhất định.

Sự chọn lựa thuốc diệt cỏ để dùng của bà con được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 19: Kinh nghiệm chọn thuốc diệt cỏ cho ruộng lúa của nông dân. Tiêu chuẩn chọn thuốc % nông dân áp dụng

Thành phần cỏ, tuổi cỏ Khuyến cáo của CB khuyến nông

42,10 26,31

Quảng cáo trên thị trường 5,26

Qua bảng trên ta thấy có 42,10% nông dân được điều tra dựa vào thành phần cỏ và tuổi cỏ để xác định loại thuốc dùng, 26,31% chọn theo khuyến cáo của CB khuyến nông 26,31% chọn theo kinh nghiệm, 5,26% chọn theo quảng cáo trên thị trường.

Như vậy để xác định đúng loại thuốc trừ cỏ và dùng vào thời điểm thích hợp phần lớn bà con nông dân đã dựa vào thành phần cỏ và tuổi cỏ trên ruộng lúa. Đồng thời kết hợp với khuyến cáo của CB khuyến nông và kinh nghiệm của bản thân để áp dụng ngày càng thành công phương pháp này. Tránh tình trạng khi phun thuốc “cỏ sống, lúa chết” hoặc tạo ra các dòng cỏ kháng thuốc. Theo nông dân khi dùng thuốc diệt cỏ thì diệt được cỏ nhanh, đồng loạt, ít tốn công sức có thể diệt được cỏ trên diện tích rộng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên họ cũng nhận thấy có những hạn chế nhất định như: ô nhiễm môi trường, tốn chi phí, ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Tóm lại theo kinh nghiệm của bà con nông dân để phòng trừ cỏ dại cho ruộng lúa có 3 biện pháp vật lý, canh tác và hóa học và hiện trạng sử dụng các biện pháp phòng trừ cỏ dại cho ruộng lúa của bà con được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 20: Hiện trạng áp dụng các biện pháp trừ cỏ lúa của nông dân. Biện pháp trừ cỏ lúa % nông dân áp dụng

Biện pháp vật lý Biện pháp canh tác Biện pháp hóa học Biện pháp sinh học 89,47 100 100 0

Như vậy, dù vô tình hay cố ý, nông dân - những người con của ĐBSCL đã áp dụng phối hợp cả 3 biện pháp trên để trừ cỏ cho lúa và hầu như không một ai đề cập đến biện pháp sinh học. Mặc dù biện pháp này đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như dùng sâu ăn cỏ mà không ăn lúa và dùng nấm gây hại cho cỏ không gây hại cho lúa. Tuy nhiên nó chưa được phổ biến rộng rãi nên bà con chưa áp dụng.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ



1. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra về thành phần và tác hại của cỏ dại trong ruộng lúa, ở quận Ninh Kiều, kết quả cho thấy:

- Có 49 loài cỏ cả trong ruộng lẫn trên bờ thuộc 23 họ Thực vật. Trong đó có 17 loài thuộc 12 họ chỉ có trong ruộng lúa, 24 loài thuộc 12 họ sống trên bờ ruộng và 8 loài thuộc 6 họ hiện diện ở cả hai nơi trên bờ và trong ruộng. Nhìn chung cả 3 nhóm cỏ này đều gây ra những tác hại nhất định đến năng suất lúa. Vì thế hiện nay đã có những biện pháp phòng trừ cỏ dại một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng tùy từng nhóm cỏ mà mức độ ảnh hưởng đến lúa và áp dụng biện pháp phòng trừ chúng một cách thích hợp. Cụ thể:

+ Với 17 loài thuộc 12 họ chỉ có trong ruộng lúa. Đây là nhóm cỏ gây tác hại nghiêm trọng nhất đối với lúa. Vì chúng mọc xen vào lúa cạnh tranh trực tiếp với lúa về điều kiện sinh trưởng và phát triển. Đồng thời còn là nguồn lây lan nhiều sâu bệnh hại lúa… Chính vì vậy để giảm bớt tác hại do cỏ dại trong ruộng gây ra cần diệt cỏ sớm và triệt để. Nên áp dụng phối hợp các biện pháp như vật lý, canh tác, hóa học và sinh học. Trong đó đặc biệt chú ý đến biện pháp cho ngập nước có hiệu quả và kinh tế nhất trong việc phòng trừ cỏ dại trên ruộng.

+ Với 24 loài thuộc 12 họ sống trên bờ ruộng. Nhóm cỏ này không mọc xen trong lúa nên tác hại của chúng đến năng suất lúa là không đáng kể. Nhưng cần chú ý rằng chúng là nơi sinh sống của côn trùng và chuột phá hại lúa. Vì vậy việc phòng trừ cỏ trên bờ cũng có ý nghĩa quan trọng trong canh tác lúa. Thường áp dụng biện pháp làm cỏ

+ Với 8 loài thuộc 6 họ hiện diện ở cả hai nơi trên bờ và trong ruộng. Nhóm cỏ này do diện phân bố rộng nên cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Tác hại của chúng gây ra có thể bằng tổng tác hại của hai nhóm cỏ trên. Vì vậy công tác phòng trừ nhóm cỏ này cần đặc biệt chú ý. Có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ 2 nhóm cỏ trên để hạn chế nhóm cỏ này. Theo khuyến cáo để quản lý tốt các loài cỏ này nên áp dụng tổng hợp các biện pháp: vật lý, canh tác, hóa học và sinh học.

Như vậy với sự hiện diện của 3 nhóm cỏ trên, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến năng suất lúa nếu công tác quản lý chúng không được chặt chẽ.

Hiện nay hầu hết nông dân trồng lúa đều có những hiểu biết nhất định về thành phần và tác hại của cỏ dại trên ruộng lúa, họ đã nhận biết được 18 loài cỏ thuộc 9 họ hiện diện trên ruộng lúa, cũng như đã áp dụng thành thạo các biện pháp phòng trừ cỏ dại. Trong đó biện pháp canh tác và hóa học là hai biện pháp được nông dân áp dụng rộng rãi nhất. Và họ chưa áp dụng biện pháp sinh học trong việc phòng trừ cỏ dại.

2. ĐỀ NGHỊ

Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi mong rằng đề tài về cỏ dại sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn tác hại và cách phòng trừ cho từng loài cỏ.

Nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi các biện pháp sinh học để phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa mà ít tổn hại đến môi trường nhất.

Công tác quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã được đội ngũ cán bộ khuyến nông phổ biến cho nông dân. Công tác này cần được mở rộng hơn nữa để khả năng quản lý cỏ dại của nhà nông ngày càng tốt hơn.

Mong rằng, Bộ môn Sinh có thể kết hợp với Khoa Công nghệ thông tin để sinh viên của 2 khoa cùng thực hiện những website về cỏ dại,để thông tin được phổ biến rộng rãi.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 105 - 110)