- Ưu và khuyết điểm của biện pháp làm cỏ bằng tay:
5.2.3.2. Ưu và khuyết điểm của thuốc diệt cỏ
- Ưu điểm của thuốc diệt cỏ:
+ Hiệu quả diệt cỏ cao và tương đối triệt để, thuốc có phổ tác dụng rộng diệt được hầu hết các loại cỏ lá hẹp và lá rộng chủ yếu trong ruộng lúa mà lại rất an toàn với lúa.
+ Sử dụng ở thời gian đầu khi mới gieo cấy lúa, diệt cỏ ngay từ khi mới nẩy mầm và còn nhỏ trước khi chúng phát triển và cạnh tranh với lúa nên hạn chế tác hại của cỏ rõ rệt.
+ Dùng thuốc diệt cỏ tiết kiệm được lao động, có thể áp dụng trên một diện tích rộng lớn trong thời gian ngắn. [Reissing và ctv, 1993]
Ở ĐBSCL nếu dùng thuốc diệt cỏ chi phí (100.000 - 150.000 đồng/hecta) giảm đi một nửa so với làm cỏ thủ công (200.000 – 300.000 đồng/hecta). [Chinh và Phụng, 2000]
+ Thuốc diệt cỏ có thể dùng trong tất cả các môi trường ruộng lúa. [Reissing và ctv, 1993]
Tuy nhiên để dùng thuốc diệt cỏ có hiệu quả cao thì mặt ruộng phải tương đối bằng phẳng và chủ động nước. [Chinh và Phụng, 2000]
- Khuyết điểm của thuốc diệt cỏ:
+ Dùng liên tục một loại thuốc trừ cỏ dẫn đến việc gia tăng cỏ dại, đặc biệt đối với các loài cỏ đa niên khó có thể kiểm soát bằng thuốc diệt cỏ. [Reissing và ctv, 1993]
+ Dùng nhiều lần một loại thuốc để trừ nhóm cỏ này thì nhóm cỏ khác phát triển lên. Ví dụ: Khi dùng 2,4 D trừ cỏ Lác (Cyperaceae) và cỏ lá rộng đã làm cho cỏ Hòa bản (Poaceae) phát triển nhiều hơn. [Chinh và Phụng, 2000]
+ Hiệu quả của thuốc trừ cỏ sẽ giảm hoặc mất hẳn khi mưa gió thất thường, biện pháp canh tác không đúng kỹ thuật. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
+ Nếu dùng thuốc không theo nguyên tắc sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến lúa. [Benito S.V. ,1998]