Chọn loại thuốc (Đúng loại):

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 33 - 34)

Việc chọn loại thuốc diệt cỏ để sử dụng cho ruộng lúa dựa vào một số tiêu chuẩn sau:

+ Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng lúa. + Có tính chọn lọc cao, an toàn với cây lúa.

+ Điều kiện sử dụng dễ dàng, thích hợp với đặc điểm và khả năng canh tác của từng ruộng.

+ Giá cả vừa phải.

Trước hết phải quan sát trên ruộng lúa có những loài cỏ gì, loài nào chiếm đa số và chiều hướng phát triển ra sao? Để chọn loại thuốc có phổ tác dụng thích hợp.

Nếu trong ruộng có Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.), Cỏ chỉ (Cynodon

dactylon L.), cỏ Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) mọc nhiều và xu hướng tranh

chấp mạnh với lúa nên chọn thuốc Clincher, Whip-S,...

Có một số thuốc như Echo, Cantamil, Butoxim, Nominee, Meco, Pyanchor, Sofit, Sirriuss, Star,... có phổ tác dụng rộng, dùng cho nhiều loại ruộng.

Cần xem xét thêm điều kiện của ruộng, nhất là mặt bằng và khả năng chủ động nước để đáp ứng yêu cầu của loại thuốc sử dụng. Một số loại thuốc có hiệu quả trừ cỏ cao và an toàn với lúa thì trên ruộng phải có nước xăm xắp hoặc tháo cạn nước hoặc giữ mực nước ruộng thích hợp.

Ví dụ: Ronstar phun sau khi gieo 2 - 3 ngày lúa còn rất nhỏ, chỗ nào có vũng nước ngập thì lúa có thể bị hại.

Cũng cần xem xét thời gian sử dụng thuốc có thuận lợi cho việc bố trí lao động hay không. Có như vậy mới xác định được loại thuốc dùng phù hợp với thời gian trị.

Ví dụ: Các loại thuốc tiền nẩy mầm yêu cầu phải phun sớm sau khi gieo sạ từ 1 - 4 ngày. Nếu không sắp xếp được lao động kịp thời thì phải chọn loại thuốc có thời gian sử dụng muộn hơn.

Cuối cùng nên theo dõi giá cả thuốc trên thị trường để chọn loại thuốc thích hợp, có hiệu quả cao mà lại đỡ tốn chi phí.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 33 - 34)