Biện pháp canh tác:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 66 - 67)

+ Làm đất:

Hột của các loài cỏ trong ruộng tồn tại với số lượng lớn. Vì vậy trước khi gieo trồng cần tiến hành làm cỏ sạch mặt ruộng và làm đất thật kỹ.

Có thể tiến hành bằng các nông cụ khác nhau, với hình thức như: cày, bừa, trục, xới… nhưng đều với mục đích là tạo điều kiện môi trường sạch cỏ trước khi gieo trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho hột lúa mọc mầm, sinh trưởng và phát triển.

Trang mặt ruộng bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi để dùng nước ém cỏ và gia tăng hiệu lực của thuốc diệt cỏ sử dụng.

Đối với ruộng sạ chay (không làm đất) thì sau thu hoạch dùng rơm để đốt ruộng cũng có hiệu quả trừ cỏ tốt. Vì khi đốt thì cả gốc rạ, gốc thân và cơ quan sinh sản của cỏ cũng bị chết.

+ Mật độ sạ thích hợp:

Gieo sạ mật độ thích hợp theo khuyến cáo (150 - 170 kg/hecta) và gieo hột lúa đã nẩy mầm trước, lúa sẽ sinh trưởng nhanh phủ kín đất sớm, hạn chế được sự nẩy mầm và sinh trưởng của cỏ dại.

+ Chăm sóc ruộng lúa:

Bón phân và tưới nước thích hợp có tác dụng hạn chế cỏ dại và tạo điều kiện cho cây lúa phát triển mạnh đủ sức cạnh tranh với cây cỏ.

Cỏ dại trong ruộng lúa cạnh tranh dinh dưỡng tốt hơn cây trồng. Trong đó đạm và lân là 2 yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Vì vậy để chất dinh dưỡng chỉ cung cấp cho lúa và hạn chế đến mức thấp nhất chất dinh dưỡng bị hấp thu bởi cỏ dại cần phải bón phân theo nguyên tắc sau khi tiêu diệt sạch cỏ trong ruộng lúa.

được một số loài như: Cù nèo (Limnocharis flava L.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk), Bèo cám (Lemna minor L.), U du tía (Cyperus digitatus Roxb.). Còn đối với Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.), Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), Cú cơm (Cyperus halpan L.), Cỏ chân vịt (Sphaeranthus africanus L.), Lữ đằng (Lindernia

procumbens Krock.), Cỏ xà bông (Sphaenoclea zeylanica Gaertn.), Ráng gạc nai

(Ceratopteris thalictroides L.), Rau bợ (Marsilea quadrifolia L.) giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 10 cm có thể ngăn chặn sự nẩy mầm của hột các loài cỏ này.

+ Luân canh:

Luân canh với cây trồng cạn trên chân đất lúa như Bắp, Rau, Đậu, Dưa để giảm sự xuống cấp của đất về mặt hóa học và lý học. Hột của các loài cỏ trong ruộng khi gặp ẩm độ thích hợp trên đất trồng vụ màu sẽ nẩy mầm và bị tiêu diệt bởi biện pháp cơ học, canh tác và hóa chất. Vì vậy đến vụ sau số lượng cỏ trong ruộng giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 66 - 67)