Hỗn hợp thuốc:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 37 - 38)

Thuốc trừ cỏ hỗn hợp nhằm 3 mục đích chính:

+ Mở rộng phổ tác dụng trừ cỏ: hỗn hợp các loại thuốc có phổ tác dụng

khác nhau để có một loại thuốc có phổ tác dụng rộng.

Ví dụ: Thuốc Tiller Super diệt cả 3 nhóm cỏ Hòa bản (Poaceae), họ Lác (Cyperaceae) và lá rộng là hỗn hợp của Whip-S đặc trị cỏ Hòa bản với thuốc 2,4 D và MCPA chuyên trị cỏ Lác và lá rộng.

+ Nâng cao hiệu quả diệt cỏ: Do thời gian hột cỏ nẩy mầm không đều nên

phải dùng hỗn hợp 2 loại thuốc có thời gian tác động khác nhau là tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm và dùng ở thời gian thích hợp sẽ diệt được nhiều cỏ hơn hiệu quảcao hơn.

+ Có thời gian sử dụng thuận lợi: Hỗn hợp thuốc tiền nẩy mầm với hậu nẩy

mầm để có loại thuốc tác động hậu nẩy mầm sớm, thời gian sử dụng không sớm và cũng không muộn, thường từ 7 - 10 ngày sau khi gieo sạ. Lúc này cho nước vào ruộng để bón phân thúc đợt đầu, cho nước vào ruộng xăm xắp rồi phun thuốc, sau 2 - 3 ngày rải phân, cỏ chết lúa cũng sinh trưởng nhanh. Thời gian này cây lúa đã bén sâu, cứng cáp, ít bị hại bởi thuốc.

Với những mục đích trên trong thực tế nhiều người đã tự pha hỗn hợp thuốc trừ cỏ, như pha lẫn thuốc Whip-S với 2,4 D hoặc Star với Whip-S.

Muốn pha hỗn hợp thuốc có hiệu quả cần hiểu rõ đặc điểm của thuốc như tác dụng, thời gian tác động, độ an toàn với lúa. Lượng thuốc mỗi loại khi pha chung có thể ít hơn so với dùng riêng. Cần phun bao nhiêu thì pha chung bấy nhiêu và phun hết ngay, không để sang ngày hôm sau. Pha hỗn hợp thuốc trừ cỏ lúa phải rất thận trọng. Nếu muốn

diện tích hẹp trước, sau khi đạt yêu cầu và có kinh nghiệm thì mới dùng trên diện tích rộng.

Việc pha hỗn hợp thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu, trừ bệnh cũng cần phải xem xét kỹ càng để có hiệu quả và không hại lúa. Tuyệt đối không pha chung hoặc phun các thuốc trừ sâu, trừ bệnh gốc lân hữu cơ và Carbamat trong vòng 7 ngày trước và sau khi phun thuốc diệt cỏ có chất Propamin để tránh làm hại lúa. Vì các chất lân hữu cơ và Carbamate làm chậm sự phân giải Propamin trong cây lúa, làm lúa dễ bị hại.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w