Cỏ lông [Brachiaria mutica (Forsk.) Stapf; Panicum muticum

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 80 - 82)

- Biện pháp hóa học:

1.2.1.18.Cỏ lông [Brachiaria mutica (Forsk.) Stapf; Panicum muticum

Forsk; P. purpurascens Raddi; B. purpurascens (Radd) Henr.], họ Hòa bản (Poaceae)

Cỏ đa niên, thô, mập, thẳng hoặc bò trườn trên mặt đất, đốt bên dưới mang rễ. Phần gốc của thân bò nằm ngang và đứng dần lên ở phía ngọn, cao 1 - 2 m. Thân ngầm dài 1 - 5 m, rễ chùm. Thân hình trụ, già có phần rỗng ở giữa rộng, có lông mịn, dài và dày đặc. Lá phẳng mọc cách hình lưỡi giáo, dài 10 - 30 cm, rộng 0,8 - 1,5 cm, bìa nhám có lông. Phát hoa tận ngọn, chùm tụ tán màu tím dài 12 - 20 cm, rộng 16 cm. Ba nhị đực, túi phấn màu xanh nhợt. Núm nhụy có dạng lông chim, màu tím đậm. Hột thóc hình bầu dục, có vết ngăn nằm ngang rất nhỏ hoặc trơn láng.

Sinh thái: Từ đất ẩm đến đầm lầy, nơi trảng hoặc bóng râm nhẹ, ao hồ, dọc theo kinh mương và ở hầu hết các hệ sinh thái nông nghiệp. Hình thành một thảm cỏ có lớp thân ngầm dày đến 1 m ở những điều kiện ẩm ướt. Chịu đựng được môi trường nước lợ.

Sinh sản và phát tán: Mọc nhanh từ các đoạn đứt của thân ngầm, phát tán do nước và con người.

Về mặt nông nghiệp: Một loài cỏ độc hại trong các đồn điền vì chống chịu được bóng râm. Làm thức ăn gia súc.

Cỏ lông (Brachiria mutica F.)

Bạch đầu ông (Vernonia cinerea L.) Bọ xít (Synedrela nodiflora L.)

Cúc áo (Spilanthes paniculata Wall.)

Cỏ đuôi chồn (Setaria pallide-fusa Schum)

1.2.1.19. Cỏ lồng vực cạn [Echinochloa colona (L.) Link; Panicumcolonum L.; Milium colonum (L.) Moench; Oplismenus colonum H.B.K.; colonum L.; Milium colonum (L.) Moench; Oplismenus colonum H.B.K.; Echinochloa crus-galli ssp. colona Honda], họ Hòa bản (Poaceae)

Cỏ hằng niên, láng, mọc thành bụi cao từ 30 - 75 cm, thường bò lan và mọc rễ ở các đốt bên dưới gốc. Thân dẹp, thường tím đỏ dưới gốc, phồng lên ở đốt. Bẹ lá láng, phần gốc bẹ màu đỏ. Phiến lá phẳng, láng, dạng mác thẳng, mềm rủ dài 25 cm, rộng 3 - 7 mm, đôi khi có những vân ngang màu tím. Quả dạng hột thóc dài 1,3 - 2 mm. Phát hoa chùm tụ tán hướng lên, màu xanh đến tím, dài 6 - 12 cm, mang 4 - 8 nhánh ngắn, dài 1 - 3 cm, ngang 3 - 4 mm. Bông con hình trứng đến hình trứng rộng, nhọn, dài 2 - 3 mm và mọc thành chùm theo 4 hàng ở một bên của nhánh.

Sinh sản và phát tán: Hột thóc, đoạn đứt của đốt thông qua chim hoặc đại gia súc phát tán.

Sinh thái: Đất trảng đầy đủ ánh sáng hoặc nơi có bóng râm nhẹ, dọc kênh thoát nước, tồn tại ở tất cả các hệ thống ruộng lúa. Hột không có miên trạng hoặc rất ít, có thể nẩy mầm quanh năm khi đủ ẩm độ.

Về mặt nông nghiệp: Một loài cỏ cạnh tranh mạnh với lúa. Cây cỏ non có hình dạng tương tự với lúa nên rất khó phân biệt để nhổ cỏ bằng tay, tương tự như trường hợp của Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 80 - 82)