Hình 34: Một số loài cỏ sống trên bờ lẫn dưới ruộng (2)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 94 - 97)

- Biện pháp hóa học:

Hình 34: Một số loài cỏ sống trên bờ lẫn dưới ruộng (2)

1.3.2. Tác hại của cỏ dại trên bờ ruộng và trong ruộng

Khi sống trên ruộng các loài cỏ này sẽ cạnh tranh với lúa về ánh sáng, nước, dưỡng chất. Sự cạnh tranh nước và dinh dưỡng xảy ra ở tất cả các loài cỏ. Còn sự cạnh tranh về ánh sáng chỉ gặp ở những loài cỏ cao cây hơn hoặc bằng lúa như Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.), Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.), Cỏ mực (Eclipta alba L.), Rau

mương đứng (Ludwigia octovalvis J.), Lác rận (Cyperus iria L.). Các loài cỏ này sinh trưởng, phát triển mạnh hơn lúa, nên sự cạnh tranh diễn ra rất quyết liệt.

Các loài cỏ này có mặt trên bờ sẽ cạnh tranh ánh sáng với lúa ven bờ.

Nhìn chúng các loài cỏ này khi sống trên bờ hay dưới ruộng hay có mặt ở cả hai nơi đều làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển chậm dẫn đến làm giảm năng suất lúa.Và sự giảm năng suất nghiêm trọng nhất khi chúng có mặt ở cả hai nơi với số lượng lớn.

Đặc biệt Lúa ma (rất giống lúa về đặc điểm sinh trưởng và phát triển nên cạnh tranh gay gắt với lúa trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Làm giảm năng suất lúa từ 13,8 - 22,55%.

Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) do có nhiều đặc điểm giống lúa nên có thể là nơi ký sinh của nhiều loài sâu bệnh hại lúa. Các loài cỏ trên bờ và trong ruộng còn là nơi trú ẩn của chuột cắn phá lúa.

Các loài cỏ này cũng làm giảm phẩm chất và năng suất lúa gạo. Chúng làm cho hột lúa bị lem vỏ, bị lép, lửng, hột gạo bị đục và gãy…hột cỏ (nhất là lúa ma) lẫn trong lúa làm giảm giá trị của lúa gạo, nhất là hột lúa làm giống và xuất khẩu.

Các loài cỏ này làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp vì phải tốn chi phí cho việc làm cỏ thủ công, dùng thuốc diệt cỏ, chi phí làm đất và thu hoạch.

Tác hại của các loài cỏ này nó tùy thuộc vào: loại hình canh tác, giống lúa, số lượng cỏ, loại cỏ và thời gian làm cỏ.

Riêng đối với Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) kết quả nghiên cứu tại Viện lúa ĐBSCL cho thấy năng suất lúa giảm khi có 12,2 tép lúa cỏ/m2, tương ứng với trọng lượng khô 552,2 g/m2 thì năng suất lúa chỉ còn bằng 1/6 năng suất tại lô ruộng được diệt

1.3.3. Biện pháp phòng trừ cỏ trên bờ và trong ruộng

1.3.3.1. Các biện pháp phòng ngừa cỏ trên bờ và trong ruộng

Ta cũng áp dụng các biện pháp : Loại bỏ cỏ dại khỏi hột giống (Phơi khô quạt sạch, chọn ruộng lúa làm giống không có cỏ, ngâm hột giống trong nước có tỷ trọng lớn); trừ cỏ ở bờ mương; dọn sạch cỏ ở mương, ao hồ, làm sạch nguồn nước tưới; làm sạch cỏ ở phân bón. Thực hiện tốt những vấn đề này sẽ hạn chế được tối đa mầm móng cỏ dại.

1.3.3.2. Các biện pháp trừ cỏ trên bờ và trong ruộng lúa

Đối với các loài cỏ này vì chúng có mặt ở cả trên bờ và trong ruộng nên việc tiêu diệt chúng phải phụ thuộc vào nơi sống của chúng.

Khi chúng hiện diện trên bờ thì ta áp dụng biện pháp làm cỏ bằng tay và canh tác tương tự như dùng để diệt cỏ chỉ có trên bờ ruộng. Và khi chúng hiện diện trong ruộng thì ta áp dụng biện pháp làm cỏ bằng tay và canh tác tương tự như dùng để diệt cỏ chỉ có trong ruộng.

Tuy nhiên đối với các loài cỏ này (trừ lúa cỏ) thì hình thức luân canh sẽ không mang lại hiệu quả cao vì chúng có thể thích nghi ở cả 2 môi trường cạn và nước.

Biện pháp hiện nay phần đông nông dân dùng và có hiệu quả diệt cỏ triệt để là sử dụng các loại thuốc đặc trị. Và khi dùng các loại thuốc đặc trị này cũng cần lưu ý đến những vấn đề như đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.

Sau đây là một số loại thuốc đặc trị có tác dụng trừ cỏ trên bờ và trong ruộng: - Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) sử dụng Sofit 300EC (5 ngày sau khi làm đất lần cuối, 1 - 1,2 lít/hecta). Ngoài ra có thể sử dụng: Moliate, Thiobencarb, Oxadiazon, Oxadiargyl, Pretilachlor.

- Rau trai (Commelina diffusa Burm.f.) dùng Gesapax 500DD.

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.) dùng: Meco 60EC (1 - 5 ngày sau sạ, 1 - 1,2 lít/hecta), Ricozin 30EC ( 8 - 10 ngày sau khi sạ, 0,5 lít/hecta), Sindax 10WP (10 - 20

ngày sau khi sạ, 200 – 300 g/hecta), Michelle 62ND (5 - 7 ngày sau khi sạ, 1 - 1,2 lít/hecta).

- Lác rận (Cyperus iria L.) dùng: Butoxim 60EC & 5G (5 - 7 ngày sau khi sạ, 100 ml/1000 m2), Raft 800WP, Bandit 55EC (7 - 12 ngày sau khi sạ, 240 ml/1000m2).

Các loại cỏ còn lại như: Cỏ mực (Eclipta alba L.), Cỏ cứt heo (Ageratum

conizoides L.), Rau mương đứng (Ludwigia octovalvis J.), Dệu (Alternanthera sessilis L.)

ta có thể sử dụng các loại thuốc khai hoang theo quảng cáo trên thị trường (2,4 D) để diệt chúng.

Tuy nhiên tùy theo thành phần cỏ dại trên bờ và trong ruộng lúa mà ta sẽ chọn loại thuốc sử dụng và dùng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc để diệt được hầu hết các loài cỏ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 94 - 97)