Tổ chức, cơ chế hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 đến 2012 và đề xuất giải pháp thực hiện (Trang 74 - 75)

Do đội ngũ cán bộ chuyên môn từ cấp phường đến cấp quận còn mỏng trong khi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Hơn nữa cán bộ của VPĐK nói chung chưa có kinh nghiệm thực tế, tuổi đời còn trẻ, hầu hết độ tuổi của cán bộ làm việc tại VPĐKQSD đất là 26 tuổi, chưa được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động hợp đồng thời hạn một năm hoặc theo thời vụ chiếm tỷ lệ lớn nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định. Việc nhiều, người không đủ, trình độ chuyên môn có phần hạn chế dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của VPĐK.

Từ khi thành lập VPĐK đến nay tình trạng người sử dụng đất không làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận được thay bằng số lượng hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận ngày càng tăng nhanh. Điều đó chứng tỏ cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang có xu hướng thành công cả về chất lượng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công. Do nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của cải cách thủ tục hành chính, thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu trọng tâm đối với nhu cầu của những người sử dụng đất và của

những nhà đầu tư trong nước, nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biểu trên cho thấy nhiều ý kiến đánh giá là tổ chức VPĐK đã và đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch tại VPĐK.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 đến 2012 và đề xuất giải pháp thực hiện (Trang 74 - 75)