Chính sách pháp luật đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 đến 2012 và đề xuất giải pháp thực hiện (Trang 73 - 74)

Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Hơn thế nữa, việc xác định nguồn gốc và quyền sử dụng đất gặp nhiều vướng mắc tồn đọng từ năm 1975 đến nay.

3.5.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Theo quy định của pháp luật, khi đã thành lập VPĐK, các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất đang làm theo cơ chế “Một cửa” quy định tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg được chuyển giao cho VPĐK thực hiện. Vì vậy, từ sau thời điểm được thành lập, tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất ở địa phương phải “khoác một chiếc áo quá rộng” và tình trạng công việc quá tải so với số lượng biên chế của VPĐK là hiện tượng phổ biến.

- Do tổ chức hai cấp và có sáu mảng chức năng nên hoạt động của VPĐK rất phức tạp, trong khi tổ chức và con người lại thiếu, chưa được trang bị kỹ năng xử lý. Chưa có biện pháp tích cực để khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lặp trong công việc, thậm chí nhiều công đoạn không đúng quy định. Các tồn tại của quá khứ để lại còn quá lớn chưa thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Đồng thời, do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của các đơn vị khác có liên quan nên VPĐK không chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình đảm trách theo mô hình một cửa.

- Theo quy định của pháp luật đất đai, việc đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được áp dụng thi hành từ khi có Luật Đất đai 1993, hầu hết người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất. Đặc biệt là đối với đất nông nghiệp được giao cơ bản đã ổn định và được cấp GCN nhưng theo Luật Đất Đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì nội dung HSĐC (gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai) có nhiều thay đổi về nội dung so với trước đây. Vì vậy, việc hoàn thiện HSĐC theo quy định mới hầu như không được địa phương thực hiện, HSĐC gốc chưa hoàn thiện, đó là chưa đề cập đến tình trạng

HSĐC đã quá lạc hậu, công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, các loại thuế là lệ phí cao, không có dự báo biến động đất đai.v.v... là nguyên nhân làm cho kế hoạch cấp GCN trên địa bàn thành phố chưa hoàn thành, nhất là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao.

- Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 đến 2012 và đề xuất giải pháp thực hiện (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)