Kiến nghị với Ngân hàng NNo&PTNT

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 62 - 66)

Thứ nhất, trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều

văn bản hướng dẫn thực hiện luật NHNN, luật các TCTD và luật về quy chế bảo đảm tiền vay, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã có văn bản chỉ đạo nhưng nhìn chung là chậm. Do vậy, NHNo&PTNN Việt Nam cần triển khai kịp thời, ban hành thêm một số văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện những văn bản mà NHNN ban hành nhưng chưa rõ ràng, tạo thuận lợi cho các Chi nhánh trong toàn hệ thống khi áp dụng.

Thứ hai, khi xây dựng chính sách tín dụng nói chung và chính sách bảo

đảm tiền vay nói riêng, NHNo&PTNT Việt Nam phải xem xét đến tính thực tiễn và phù hợp với thực tế, phải có biện pháp triển khai áp dụng chính sách phù hợp với từng Chi nhánh, tránh áp đặt chạy theo thành tích, đặt ra các chỉ tiêu cứng nhắc buộc các Chi nhánh phải áp dụng giống nhau. NHNo&PTNT có thể để các

Chi nhánh tự đặt ra các chỉ tiêu phù hợp với năng lực điều kiện của Chi nhánh nhưng vẫn dựa trên chính sách và mục tiêu chung của ngành.

Thứ ba, NHNo&PTNT Việt Nam cần có các kế hoạch đào tạo phát triển

nguồn nhân lực sẵn sàng cho nhu cầu tương lai, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên. Mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, quản trị điều hành cho đội ngũ lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất của họ. NHNo&PTNT hàng năm có thể tổ chức hội thi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao ý thức học hỏi giữa các nhân viên, có chính sách khen thưởng hợp lý cho những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trên toàn hệ thống.

Thứ tư, thiết lập một cơ sở dữ liệu khách hàng, các loại tài sản bảo đảm

nhất là các loại TSBĐ có tính chất chuyên dùng, làm căn cứ định giá thống nhất cho toàn hệ thống NHNo&PTNT.

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đòi hỏi sự kết hợp tổng hòa các biện pháp trong đó bảo đảm tiền vay là biện pháp chủ yếu. Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay cần được thực hiện một cách xuyên suốt trong quá trình cho vay từ khâu thẩm định trước khi cho vay, giám sát việc sử dụng vốn sau khi cho vay đến khâu thu hồi nợ gốc, lãi vay. Trong đó, khâu thẩm định nhằm lựa chọn khách hàng vay, xác định tính khả thi của dự án vay vốn và đặc biệt là lựa chọn, định giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm là khâu quan trọng nhất, quyết định phần lớn kết quả của hoạt động cho vay. Khách hàng vay có uy tín, dự án khả thi sẽ bảo đảm khả năng thu nợ của ngân hàng, việc định giá tài sản bảo đảm chính xác, xác lập quyền lợi chính đáng của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm là rất cần thiết để ngân hàng tiến hành thu nợ trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình, em đã hoàn thiện báo cáo này. Trong bài viết này, em đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến công tác bảo đảm tiền vay: Khái niệm, vai trò, các hình thức bảo đảm tiền vay, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền vay…

Tìm hiểu thực tiễn công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình: Thực trạng hoạt động công tác bảo đảm tiền vay thông qua việc phân tích 5 nhóm chỉ số, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và chỉ ra những nguyên nhân.

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn công tác bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT Mỹ Đình, em đã đề xuất một số giải pháp đối với Chi nhánh và các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay. Trong đó những giải pháp cần thực hiện ngay là hoàn thiện chính sách khách hàng của Chi nhánh, cũng như từng bước nâng cao trình độ chuyên môn đạo đức cho cán bộ nhân viên qua việc định kỳ mở các lớp chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Các giải pháp cần được chú trọng trong lâu dài là nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm, hoàn thiện công tác quản lý và sử lý TSBĐ, thành lập hệ thống thu thập lưu trữ thông tin riêng của Chi nhánh. Những giải pháp này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp và quan trọng nhất là sự nỗ lực của tập thể Chi nhánh.

Với trình độ kiến thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, do đó báo cáo này không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để bài viết của em được phong phú và thực tế hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Đình, các cán bộ phòng Tín Dụng đã giúp đỡ em trong thời gian thực

tập tại chi nhánh, cũng như cung cấp tài liệu để em thực hiện bài viết này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Khoa Ngân hàng và các cán bộ giảng viên trong trường đã quan tâm dạy dỗ em trong suốt 4 năm học vừa qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống Kê – 2001. 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT chi

nhánh Mỹ Đình các năm 2010, 2011, 2012.

3. “Cán bộ tín dụng cần biết” – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Lưu hành nội bộ (2008).

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 62 - 66)