Thứ nhất, NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung
tâm thông tin tín dụng (CIC).
Mục tiêu hoạt động của CIC là giúp các TCTD phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những khả năng rủi ro trong kinh doanh, góp phần xây dựng một hệ thống ngân hàng bền vững. Muốn vậy CIC phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng khoản nợ của khách hàng. Nếu thông tin về khách hàng không được cập nhật thường xuyên, số liệu phản ánh không kịp thời thì tính pháp lý cũng như giá trị thông tin do CIC cung cấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin do các TCTD báo cáo cũng như quá trình tổng hợp và quản trị kho dữ liệu, cung cấp thông tin, CIC cần phải chuẩn hoá các quy trình, nghiệp vụ, áp dụng chương
trình tự động xử lý dữ liệu. Các cơ quan giám sát, đánh giá và các TCTD phải tham gia vào mạng CIC và khai thác thông tin để đưa ra đánh giá nợ chính xác và kịp thời. Ngoài nghiệp vụ cung cấp tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ. Những thông tin do CIC cung cấp đòi hỏi phải phản ánh trung thực, khách quan và đặc biệt phải đảm bảo tính thời gian. Như vậy để CIC hoạt động thực sự có hiệu quả, cần tăng cường hơn nữa vai trò của CIC, tăng cường năng lực cho CIC cả về điều kiện vật chất kỹ thuật, cũng như con người.
Thứ hai, NHNN cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
hình thức cấp tín dụng tại các NHTM, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ngân hàng để có thể nắm bắt được những khó khăn, tồn tại trong hoạt động bảo đảm tiền vay và kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục.
Thứ ba, NHNN cần nâng cao khả năng đánh giá, phân tích tình hình,
đồng thời phối hợp thường xuyên và có hiệu quả với các cơ quan bộ ngành khác để đưa ra những văn bản thống nhất.