Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 56 - 57)

Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Là một NHTM Nhà nước, có uy tín trên địa bàn, Chi nhánh có thể nhận được nguồn tiền gửi từ những khách hàng truyền thống, tuy nhiên về lâu dài thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng và bảo đảm tiền vay nói riêng cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực mới đảm bảo được hiệu quả cho hoạt động ngân hàng. Một số biện pháp liên quan đến công tác cán bộ cần được quan tâm là:

Ngân hàng cần lựa chọn và bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp tốt vào các vị trí thích hợp nhằm khai thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh của từng cán bộ. Việc bố trí, điều động cán bộ phải được xem xét trên yếu tố năng lực và phẩm chất chứ không phải là thâm niên công tác, mối quan hệ, bằng cấp hình thức… như trong cơ chế trước đây. Muốn vậy, Chi nhánh cần tìm hiểu, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng người để sắp xếp công việc phù hợp giúp phát huy được tiềm năng của họ. Công tác đánh giá cán bộ không chỉ dựa trên bằng cấp, học vị mà phải lấy thước đo hiệu quả công việc, thái độ làm việc để đưa ra được quyết định chính xác nhất. Sau từng thời kỳ, Chi

nhánh cần tổng kết lại công tác tổ chức cán bộ để rút ra những ưu nhược điểm, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như có kế hoạch sắp xếp lại các vị trí sao cho phù hợp nhất.

Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cho đội ngũ cán bộ: Trong tình hình hoạt động kinh doanh như hiện nay thì đòi hòi cán bộ tín dụng không chỉ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp mà còn phải tiếp thu những kiến thức mới, am hiểu nhiều lĩnh vực, linh hoạt, năng động trong từng tình huống cụ thể. Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh có ưu điểm là tuổi đời còn khá trẻ, trình độ chuyên môn khá vững vàng lại năng động nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên hạn chế là kinh nghiệm thực tế còn khá ít, chưa hiểu biết nhiều về các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Do hầu hết cán bộ được đào tạo các trường về kinh tế, ngân hàng, nên kiến thức về định giá tài sản còn hạn hẹp, do đó việc cần làm là trang bị cho họ những kiến thức chuyên sâu về công tác bảo đảm tiền vay cũng như được học tập những kinh nghiệm thực tế. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy các biện pháp đã thực hiện như: cử cán bộ đi học các lớp về bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn định kỳ, tổ chức các buổi chuyên đề, cập nhật các quy định mới về pháp luật về bảo đảm tiền vay…

Để tạo động lực phấn đấu cho cán bộ, thì Chi nhánh nên có chính sách khen thưởng hợp lý đối với những cán bộ đạt được thành tích làm việc xuất sắc. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm của ngân hàng mà còn phát huy được tinh thần, trách nhiệm làm việc của cán bộ, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh chính sách khen thưởng, thì Chi nhánh cũng cần đề ra các hình thức kỷ luật, xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp cán bộ tắc trách, lơi là trong công việc, nhằm chấn chỉnh và xây dựng môi trường làm việc hiệu quả cho toàn thể cán bộ trong đơn vị.

Việc chú trọng công tác tổ chức, đào tạo cán bộ là biện pháp thường xuyên, trọng điểm và được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi cần có sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ Ban lãnh đạo Chi nhánh và thái độ, tinh thần hợp tác của cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w