Phân tích thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại NHNo&PTNT chi

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 35 - 43)

2.2.2.1.Các hình thức bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình

Trong hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình thì tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu nhưng cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy để bảo đảm an toàn nguồn vốn cho hoạt đông kinh doanh và mang lại lợi nhuận, thưc hiện Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, trong thời gian qua Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay như cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, cho vay tín chấp. Sau đây chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo các hình thức bảo đảm:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm

(Đơn vị: Tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thay đổi Số tiền Tỷ trọng Thay đổi (%) (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2,516 100 2,999 100 19.2 3,095 100 3.2 Nhận và kiểm tra hồ sơ bảm đảm Thẩm định TSBĐ Định giá TSBĐ và xác

định mức cho vay so với giá trị TSBĐ

Lập hợp đồng bảo đảm

Bàn giao TSBĐ Theo dõi, quản lý,

giám sát TSBĐ Xử lý tài sản bảo đảm

I Dư nợ có TSBĐ 2,101 83 2,155.75 71.9 2.6 2,160 69.8 0,23 1 Cầm cố 252.06 10 258.69 8.6 2.63 259.2 8.4 0.197 2 Thế chấp 1,848 73 1,897.06 63.3 2.65 1,901 61.4 0.21 II Dư nợ không có TSBĐ 415.5 17 843.25 28.1 110.2 935.00 30.2 10.88

( Nguồn: Báo cáo tình hình TSBĐ của NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Đình 2010-2012).

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ có TSBĐ tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng lại đang có xu hướng giảm dần. Năm 2010 là 2,101 tỷ đồng, đến năm 2011 là 2,155.75 tỷ đồng, tăng 2.6% so với năm 2010 và năm 2012 là 2,160 tỷ đồng tăng 0.23% so với năm 2011. Dư nợ không có TSBĐ chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây, tăng nhanh hơn so với tỷ lệ tăng của dư nợ có TSBĐ. Năm 2010 là 415.5 tỷ đồng chiếm 17% tổng dư nợ, đến năm 2011 đã là 843.25 tỷ đồng chiếm tới 28.1% tổng dư nợ, năm 2012 đã là 935 tỷ đồng chiếm 30.2 % tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các khoản vay không có bảo đảm của Chi nhánh có một bộ phận khá lớn là cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ đươc giao của Ngân hàng cấp trên là ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư “Tam nông”, trên tinh thần của Nghị định 41/2010/NĐ-CP “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn” và Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TDHo của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, cá nhân được vay vốn không cần bảo đảm hoăc 1 phần không phải bảo đảm bằng tài sản.

Trong dư nợ cho vay có TSBĐ thì thế chấp vẫn là hình thức có dư nợ lớn nhất chiếm tỷ trọng trên 70% các khoản cho vay có TSBĐ của ngân hàng. Điều này được giải thích đó là thế chấp là hình thức đảm bảo cho các khoản vay đã được áp dụng từ lâu và phổ biến trong ngân hàng. Đây là hình thức đảm bảo khá an toàn cho ngân hàng khi có trường hợp xấu xảy ra.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo biện pháp bảo đảm.

Đơn vị Tỷ đồng

Qua biểu đồ trên ta thấy hình thức bảo đảm bằng thế chấp vẫn chiếm ưu thế hơn so với hình thức bảo đảm bằng cầm cố, tỷ trọng cho vay bằng thế chấp tài sản luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, trung bình khoảng 70% tổng dư nợ, còn cho vay bằng cầm cố chỉ chiếm từ 7-9%. Sau 2 năm, dư nợ cho vay thế chấp tăng 53 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay cầm cố chỉ tăng 7 tỷ đồng . Để hiểu rõ hơn về từng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay bằng tài sản, chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau đây để so sánh ưu nhược điểm của mỗi nghiêp vụ:

Bảng 2.6.: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố và thế chấp

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ có TSBĐ 2,101 2,155.75 2,160

Cầm cố

Giá trị TSBĐ 4,148 4,845 6,571

Dư nợ cho vay 2,516 2,999 3,095

DNCC/Giá trị TSCC 55.8 60.5 62.9

Dư nợ/Tổng nợ có TSBĐ (%) 12 12 12

Thế Giá trị TSBĐ 3,096 3,095 2,906

chấp

DNTC/Giá trị TSTC (%) 59.7 61.3 65.4

Dư nợ/Tổng nợ có TSBĐ (%) 87.96 88.00 88

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài sản bảo đảm tại Chi nhánh năm 2010, 2011, 2012)

Cầm cố

Hình thức cho vay cầm cố tài sản chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ có TSBĐ, số dư nợ cho vay bằng cầm cố có tăng nhưng không đáng kể, trung bình chiếm khoảng 12% tổng dư nợ có TSBĐ. Hình thức này có ưu điểm là do các tài sản cầm cố đươc đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nên tránh được tình trạng khách hàng sử dụng tài sản trái với quy định trong hợp đồng và trong trường hơp nếu khách hàng không hoàn thành được nghĩa vu trả nợ, Chi nhánh chắc chắn sẽ có một khoản thu bù đắp tổn thất. Cũng chính vì thế mà mức cho vay trên giá trị tài sản cầm cố khá cao (trung bình từ 69 – 72%). Khách hàng của ngân hàng thường cầm cố các tài sản chủ yếu là sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá, vàng, đá quý…để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này tài sản cầm cố được bảo quản ở Chi nhánh dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá trị, do đó hình thức này còn hạn chế, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ.

Thế chấp

Trái lại, các khoản cho vay thế chấp tài sản lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ có TSBĐ (trung bình 88%). Các tài sản thế chấp chủ yếu là nhà cửa, quyền sử dụng đất, ô tô…Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có quyền bán TSBĐ để bù lại tổn thất do món vay gây nên. Ngân hàng không phải trực tiếp quản lý TSBĐ nên giảm bớt được chi phí quản lý. Tuy nhiên, thực tiễn hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản cũng tồn tại không ít vướng mắc. Do bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp là ngân hàng nên việc kiểm soát của ngân hàng đối với TSBĐ có phần khó khăn hơn. Đôi khi, do các quy định khá thông thoáng của pháp luật về thế chấp tài sản nên bên thế chấp có thể yêu cầu TCTD cho phép được bán TSTC hoặc cho thuê đối với người thứ ba ngay trong quá trình thế chấp. Mức cho vay đối với hình thức này theo đó cũng thấp hơn cho vay cầm cố,

trung bình từ 60 – 65% giá trị TSĐB.

Một khó khăn không nhỏ của hình thức này là việc định giá tài sản thế chấp đặc biệt là BĐS còn nhiều bất cập. Hoặc định giá quá thấp so với giá thị trường, Ngân hàng áp dụng nguyên khung giá đất của Nhà nước quy định, mà thực tế giá này thấp hơn nhiều so với giá thị trường, dấn đến việc khách hàng được vay vốn quá ít so với mức lẽ ra mà họ được hưởng. Hoặc định giá quá cao, không đúng thực chất cũng có thể khiến khách hàng không hài lòng. Hơn nữa, cán bộ thẩm định lại gặp khó khăn trong việc xác minh tư cách chủ sở hữu, tính hợp pháp của giấy tờ đối với TSTC. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp để khắc phục vấn đề này.

Để thấy rõ hơn về thực trạng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012, chúng ta tiếp tục phân tích về tình hình tài sản bảo đảm phân theo nguồn hình thành và theo hình thức vật chất qua bảng số liệu sau:

Công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh trong các năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể. Dư nợ cho vay có TSBĐ liên tục tăng, đi cùng với nó là tổng giá trị TSBĐ cũng tăng qua các năm, năm 2010 là 4,148 tỷ đồng, năm 2011 là 4,845 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2010, kết thúc năm 2012 con số này là 6,571 tỷ đồng, tăng 35,6% so với năm 2011. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên giá trị TSBĐ qua 3 năm đã giảm xuống, cho thấy Chi nhánh đang thắt chặt công tác bảo đảm tiền vay đặc biệt là công tác định giá tài sản.

Xét theo nguồn hình thành tài sản thì tài sản hình thành từ vốn khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn tỷ trọng tài sản hình thành từ vốn vay rất nhỏ bé.

Xét theo hình thức vật chất thì tại Chi nhánh, TSBĐ là bất động sản chiếm tỷ trọng rất cao(trên 80%). Các tài sản khác như sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, vàng rất ít do còn mới mẻ với nhiều người dân.

Các ngân hàng ưu tiên nhận BĐS làm tài sản bảo đảm hơn các tài sản khác như máy móc thiết bị xuất phát từ những lý do sau:

- Nhờ tính cố định mà khi nhận BĐS làm TSBĐ, các ngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau cho vay, không tốn thêm các chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản. Trong khi máy móc, dây chuyền thiết bị thường qua quá trình sử dụng nên việc định giá gặp khó khăn.

- Tính thanh khoản và khả năng xử lý TSBĐ là BĐS khi khách hàng không trả được nợ cao hơn tài sản khác nhờ tính khan kiếm và sự phát triển của thị trường BĐS.

- BĐS là những tài sản ít hao mòn. Trong khi các tài sản khác như máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất thường nhanh chóng bị mất giá trị, lỗi thời do sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

- BĐS là một trong số những tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng rõ ràng nhất, nhờ đó mà việc xác nhận chủ sở hữu/sử dụng tương đối dễ dàng. Hệ thống pháp luật liên quan đến BĐS dù còn nhiều bất cập song vẫn được đánh giá là khá đầy đủ so với các qui định trong các lĩnh vực khác.

2.2.2.2 Tiêu chí định lượng phản ánh chất lượng công tác bảo đảm tiền vay

Đối với các NHTM, mục tiêu hoạt động chủ yếu là an toàn và hiệu quả, trong đó mục tiêu an toàn luôn là mục tiêu ưu tiên số một bởi vì gần như toàn bộ

nguồn vốn hoạt động kinh doanh là huy động từ bên ngoài. Chính vì vậy, các ngân hàng đều thực hiện các biện pháp bảo đảm cho các khoản vay. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn các hình thức phù hợp với từng khách hàng, từng khoản vay sao cho không những bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng mà còn đáp ứng được yêu cầu và điều kiện của khách hàng.

Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét hoạt động bảo đảm tiền vay qua một số chỉ tiêu định lượng để so sánh với mức trung bình ngành của các ngân hàng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu định lượng đánh giá công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2010 2011 2012 Mức đạt

Giá trị TSBĐ 4148.00 4845.00 6571.00 -

Dư nợ có TSBĐ 2101.00 2155.75 2160.00 -

Dư nợ cho vay không có TSBĐ 415.50 843.25 935.00 -

Tổng dư nợ 2516.00 2999.00 3095.00 -

Nợ quá hạn 53.00 54.00 57.00 -

Nợ mất vốn khó đòi 4.80 4.70 5.20 -

Nợ quá hạn của khoản vay

không có TSBĐ 2.10 2.40 3.00 -

Dư nợ có TSBĐ/Giá trị TSBĐ 50.65 44.49 32.87 32-50%

Dư nợ cho vay không có

TSBĐ/Dư nợ có TSBĐ 19.78 39.12 43.29

Dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ 83.51 71.88 69.79 Khoảng

>70% Nợ quá hạn của khoản vay

không có TSBĐ/Tổng nợ quá hạn

3.96 4.44 5.26 <5%

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2.11 1.80 1.84 <2%

Qua bảng trên ta thấy, tất cả các chỉ tiêu của Chi nhánh đều đạt yêu cầu so với mức chung của các Ngân hàng.

Xem xét nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn ta thấy, tỷ lệ này nhìn chung là đảm bảo an toàn so với mức 2%, năm 2010 là 2% tuy nhiên đến năm 2011 đã giảm xuống còn 1.8%, chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh là khá tốt. Trong

cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn của khoản vay không có TSBĐ luôn đạt mức yêu cầu là dưới 15.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w