Nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 52 - 53)

Định giá tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các khâu của một quá trình cho vay: tại thời điểm ban đầu, giá trị TSBĐ là căn cứ để ngân hàng ra quyết định cho vay cũng như số tiền tối đa khách hàng có thể vay vốn; trong suốt quá trình cho vay, cán bộ tín dụng định kỳ đánh giá lại giá trị TSBĐ nhằm bảo đảm an toàn cho nguồn vốn, nếu khoản vay không có khả năng thu hồi thì TSBĐ chính là nguồn thu nợ thứ hai nhằm bù đắp rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định đúng giá trị TSBĐ thường không chính xác do nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà chủ quan là do năng lực định giá của cán bộ tín dụng. Do đó, để nâng cao năng lực định giá TSBĐ, Chi nhánh cần chú ý một số bài học kinh nghiệm và thực hiện ngay một số biện pháp sau:

- Đối với việc định giá quyền sử dụng đất, bên cạnh việc tham khảo khung giá đất do UBND tỉnh ban hành, cán bộ tín dụng cần căn cứ vào giá chuyển nhượng đất tại khu vực lân cận trong thời gian gần đây thông qua việc tiếp xúc, khảo sát thực tế tại địa phương hoặc tham khảo giá của trung tâm môi giới BĐS để có cái nhìn toàn diện hơn. Trong các phương pháp định giá BĐS, cần lưu ý để đưa vào áp dụng phương pháp so sánh bởi phương pháp này xác định tương đối chính xác, gần với giá thị trường nhất.

Đối với các loại tài sản là máy móc thiết bị khi tiến hành định giá cần tính đến chu kỳ sống của sản phẩm, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ nhằm

hạn chế tối đa tình trạng hao mòn, giảm giá trị do lạc hậu, lỗi thời.

Để tránh rủi ro, TSBĐ cần được đánh giá lại 6 tháng/lần hoặc ngay sau khi có sự biến động lớn về tài sản trên thị trường. Đây là cơ sở để ngân hàng kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ hoặc có biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp.

Cần thành lập một bộ phận chuyên trách về định giá TSBĐ: Hiện nay, việc định giá TSBĐ được tiến hành với sự tham gia của cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo. Cách thức này gây ra nhiều hạn chế như việc đánh giá không mang tính chuyên môn cao, thiếu sự tách biệt, khách quan trong khâu thẩm định tài sản. Do đó, điều cần làm là phải giao cho một bộ phân chuyên trách về định giá TSBĐ thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp này có tính chiến lược bởi trong điều kiện hiện nay khó thực hiện ngay được. Do đó trước mắt, cần bố trí một nhóm 2 -3 người thường xuyên tham gia định giá và là cán bộ có kinh nghiệm lâu năm rong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình (Trang 52 - 53)