Các chủ thể tham gia

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hà nội (Trang 27 - 29)

* Công ty dịch vụ thẻ quốc tế Là công ty đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra quy định bắt buộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo, thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. CTTQT có mạng lưới hoạt động rộng khắp với các thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm đa dạng như các tổ chức thẻ: Visa, Mastercard, American Express, JCB, Diners Clup… Bất cứ Ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải hợp tác với ít nhất một CTTQT.

* Ngân hàng phát hành thẻ: Ngân hàng phát hành thẻ là đơn vị được Ngân hàng trung ương cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, cấp thẻ cho các chủ thẻ là cá nhân sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ đó. Trong nghiệp vụ kinh doanh thẻ quốc tế thì NHPHT phải là thành viên chính thức của CTTQT. NHPHT khi được sự cho phép của CTTQT sẽ được quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những CTTQT đó. NHPHT có trách nhiệm tiếp

nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời chịu trách nhiệm việc thanh toán thẻ đó.

* Ngân hàng thanh toán thẻ: Là ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng quốc tế chấp nhận thanh toán các loại dịch vụ liên quan đến thẻ do NHPH đã phát hành. Có nghĩa là NHTTT có trách nhiệm chấp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch liên quan đến thẻ do các ngân hàng trong cùng tổ chức thẻ phát hành. Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là NHTTT vừa đóng vai trò là NHPHT.

Nếu quản lý tốt hệ thống ĐVCNT, NHTTT có thể thu lợi nhuận lớn kèm theo nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, các NHTTT cũng phải đầu tư hệ thống máy móc xử lý và quản lý các giao dịch, hệ thống các chương trình phần mềm hỗ trợ tại ngân hàng và hệ thống máy móc chấp nhận thẻ tại các ĐVCNT.

* Đơn vị chấp nhận thẻ: Là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng với NHTTT về việc chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. ĐVCNT hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: nhà hàng, khách sạn, sân bay,…

Để trở thành ĐVCNT của ngân hàng thì đơn vị cung ứng dịch vụ phải có tình hình tài chính tốt, năng lực kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch sử dụng thẻ. Măc dù phải trả cho NHTTT một tỷ lệ phí chiết khấu theo lượng tiền trong mỗi giao dịch nhưng các ĐVCNT vẫn có được lợi thế cạnh tranh bởi việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng sẽ giúp các đơn vị này thu hút được một lượng khách hàng lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Chủ thẻ: Là người được NHPH cấp thẻ để sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc trong một hạn mức tín dụng. Chủ thẻ có thể là cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty hay tổ chức ủy quyền sử dụng). Tên chủ thẻ được in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện do ngân hàng phát hành quy định.

Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT, ứng tiền mặt tại các điểm giao dịch thuộc hệ thống của ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động (ATM).

Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình. Tuy nhiên, một chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm cho người thân của mình một thẻ phụ. Như vậy, sẽ có chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng được hưởng các dịch vụ

thẻ mà vẫn biết được những thông tin về hoạt động thanh toán, chi tiêu bằng thẻ của nhau. Tuy nhiên, chủ thẻ chính sẽ là người chịu trách nhiệm chính trước ngân hàng về các vấn đề liên quan đến thẻ như: các khoản phí, nộp tiền vào tài khoản, ...

Một chủ thẻ có thể sở hữu cùng lúc nhiều thẻ.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hà nội (Trang 27 - 29)