Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai (Trang 108 - 109)

IV Lợi thế thương mại 269 78,919,141 78,919,141 78,919,

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LA

3.3.2. Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu

Các khoản phải thu năm 2010 tăng lên nhiều so với năm 2009 và chiếm xấp xỉ gần 40% trong tổng số vốn lưu động của Công ty, đây là một tỷ lệ khá lớn, và chứng tỏ Công ty đã bán chịu cho khách hàng nhiều hơn và bị chiếm dụng vốn khá lớn. Vì thế, công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu mà các bên đang nợ Công ty. Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp mở rộng việc bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽ có thể tăng được thị phần từ đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận, tuy nhiên sẽ làm cho nợ phải thu tăng, kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả tiền vay để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng và làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp. Để quản lý tốt các khoản phải thu Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý:

+ Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, làm ăn lâu dài và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, Công ty có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ. Đối với mọi khách hàng chỉ nên ký kết hợp đồng khi họ đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ từ hợp đồng trước đó.

+ Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn.

+ Không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi đây là nguyên nhân chính gây nên các khoản phải thu khó đòi.

- Đề ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý:

+ Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ qua việc mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với

khách hàng từ đó tổ chức thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết.

+ Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu được tiền bán hàng.

+ Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng như gửi thư yêu cầu thanh toán. Nếu khách hàng không chịu thanh toán thì công ty cử nhân viên trực tiếp đến đòi nợ hoặc đưa ra pháp luật.

+ Việc thu hồi nợ phải được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng, không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm.

+ Cần phân tích nguyên nhân nợ khó đòi để hạn chế bớt rủi ro trong kỳ kinh doanh tiếp.

Thực hiện tốt đề xuất trên sẽ giúp Công ty quản lý tốt được các khoản phải thu và thu hồi được các khoản nợ, tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay và khả năng sinh lời của vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai (Trang 108 - 109)