Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Sức sinh lời của tài sản (công thức 1.19) * Số vòng quay của tài sản
Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần (1.22
) Tài sản bình quân
(Nguồn: [11])
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản vận động chậm, nguyên do có thể là khoản mục hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều làm doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.
* Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Suất hao phí của tài sản
so với doanh thu thuần =
Tài sản bình quân (1.2
3) Doanh thu thuần bán hàng&cung cấp dịch vụ
(Nguồn: [11])
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp.
Suất hao phí của tài sản so
với lợi nhuận trước thuế =
Tài sản bình quân (1.2
4) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: [11])
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, hấp dẫn các cổ đông đầu tư.