IV Lợi thế thương mại 269 78,919,141 78,919,141 78,919,
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LA
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia La
3.1. Định hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cổ phầnHoàng Anh Gia Lai [9], [13] Hoàng Anh Gia Lai [9], [13]
Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và đối mặt với những khó khăn từ những chính sách vĩ mô của nền kinh tế thời gian qua, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vẫn không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh và đã đạt được những kết quả khả quan. Với mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa ngành đa lĩnh vực trong đó cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản là các ngành chủ lực tạo thế phát triển bền vững thì định hướng phát triển của Công ty trong trung hạn chiến lược sẽ tập trung nguồn lực vào kinh doanh bất động sản xây dựng và kinh doanh 2,5 triệu m2 căn hộ và văn phòng cho thuê, sản xuất và phân phối đồ gỗ đá granite than thiện với môi trường phục vụ tốt cho các dự án bất động sản, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Úc, châu Âu, Mỹ, Hồng Kông…nhằm đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bới các ngành này có tỷ suất lợi nhuận khá cao; trong dài hạn chiến lược sẽ tập trung vào trồng, khai thác và chế biến cao su với quy mô 51.000 ha cao su trồng xong tại Tây Nguyên, Lào, Campuchia ước tính khi đi vào khai thác sản lượng mủ mỗi năm đạt 127.500 tấn, khai thác và chế biến khoáng sản với quy mô 60 triệu tấn quặng sắt phân bố tại các mỏ ở Tây Nguyên, Thanh Hóa, Lào và Campuchia, xây dựng và kinh doanh thủy điện vì năng lượng ngày mai với mục tiêu từ 2011-2013 xây dựng xong và đưa vào vận hành 17 dự án thủy điện tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và Lào với tổng công suất 465 MW thủy điện.
Trong ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng Hoàng Anh Gia Lai sẽ kiên trì theo đuổi chiến lược kinh doanh đúng đắn đã chọn, chú trọng công tác quản lý rủi ro, thực hiện tốt công tác đầu tư và triển khai các dự án. Những chiến lược này sẽ giúp Công ty vượt qua những khó khăn hiện tại, tạo thế phát triển bền vững cho Công ty trong tương lai.
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổphần Hoàng Anh Gia Lai phần Hoàng Anh Gia Lai
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của mỗi công ty là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ đưa ra cho công ty những hướng giải quyết nhất định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, công ty nào nắm bắt và áp dụng được một cách linh hoạt sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao.
Năng lực tài chính của mỗi công ty là những khả năng mà công ty đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là phần năng lực kinh doanh chưa sử dụng vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào đó trong công tác quản lý tài chính và quản lý kinh doanh của công ty. Đó cũng chính là phần công ty có thể tự mình hoàn thành một chu kỳ kinh doanh mà không cần có một sự hỗ trợ, vay mượn nào từ bên ngoài. Ngoài ra, năng lực tài chính trong kinh doanh của công ty bao gồm khả năng về nguồn vốn, khả năng về tài sản, điều kiện huy động và sử dụng vốn, về vị trí và mặt hàng kinh doanh. Với mỗi công ty thì năng lực tài chính nội tại là rất nhiều vấn đề đặt ra như đi sâu vào khả năng tài chính nào có tác dụng cụ thể trong quá trình kinh doanh. Từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty.
Nâng cao năng lực tài chính là một trong những mục tiêu bao trùm xuyêt suốt trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, càng có điều kiện đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế được coi như là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tồn tại, cạnh tranh và thích ứng đối với môi trường kinh tế toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ (2007-2009) diễn ra, kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục gặp vô vàn khó khăn trước sức ép lạm phát tăng cao, Chính phủ phải sử dụng các công cụ để thắt chặt tiền tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chững lại, điều đó đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hoàng Anh Gia Lai nói riêng phải tìm mọi cách để thích nghi với hoàn cảnh, giữ vững hiệu quả hoạt động, vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Với mô hình hoạt động là công ty cổ phần đại chúng, cổ phiếu HAG đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạt động minh bạch, để tiếp tục tồn tại và phát triển được đáp ứng được yêu cầu của cổ đông thì đòi hỏi HAGL phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, có khả năng tự chủ cao về mặt tài chính. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao năng lực tài chính của Công ty là vấn đề rất cần thiết đối với HAGL để hiện thực hóa những mục tiêu và chiến lược cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà Công ty đã đặt ra.