Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu 100.92 180.72 79.8 79%

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai (Trang 80 - 85)

IV Lợi thế thương mại 269 78,919,141 78,919,141 78,919,

5 Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu 100.92 180.72 79.8 79%

Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty năm 2010 tăng lên 49.87%, cân bằng gần về mức 50% so với mức 42.3% năm 2008 và 41.7% năm 2009. Năm 2009, tỷ lệ này là 41.7% cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn so với bị chiếm dụng vốn, sang năm 2010 tỷ lệ này tăng lên mức gần 50% cho thấy quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty hiện tại là cân bằng. Các khoản phải thu và nợ phải trả của công ty năm 2010 so với năm 2009 đều tăng lên về giá trị tuyệt đối nhưng tốc độ tăng các khoản phải thu là lớn hơn nợ phải trả.

Các khoản phải thu năm 2010 là hơn 4.362 tỷ, tăng hơn 1.405 tỷ (tăng 48%) so với năm 2009 và hơn 2.377 tỷ (tăng 120%) so với năm 2008. Trong các khoản phải thu thì phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, cuối năm 2010 khoản phải thu từ khách hàng là hơn 2.785 tỷ tăng hơn 1.091 tỷ (tăng 64%) so với 2009 và hơn 2.066 tỷ (tăng 287%) so với 2008. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2010 giảm mạnh xuống mức 2.02 vòng từ mức 3.62 vòng năm 2009, thời gian của một vòng quay các khoản phải thu qua đó tăng từ mức 100 năm 2009 lên mức 180 năm 2010. Điều này cho thấy, Công ty ngày càng bán chịu cho khách hàng nhiều hơn, điều này có thể là nhân tố giúp Công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng, góp phần tăng doanh thu, tuy nhiên sẽ khiến Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, và buộc phải vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu thanh toán.

Các khoản phải trả năm 2010 là hơn 8.747 tỷ tăng hơn 1.661 tỷ (tăng 23%) so với năm 2009 và hơn 4.065 tỷ (tăng 86%) so với năm 2010. Tốc độ tăng các khoản phải trả này thấp hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu đã giúp tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty cuối năm 2010 về mức khá là cân bằng. Trong hơn 1.661 tỷ đồng tăng thêm của các khoản phải trả năm 2010 so với năm 2009 có hơn 533 tỷ tăng từ vay dài hạn, hơn 100 tỷ tăng từ vay ngắn hạn, hơn 225 tỷ tăng từ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, hơn 244 tỷ tăng từ thuế thu nhập hoãn lại phải trả và hơn 469 tỷ tăng từ phải trả cho người bán. Có thể thấy, năm 2010 Công ty đã tăng mạnh việc vay dài hạn để mở rộng đầu tư vào các dự án phát triển kinh doanh ở các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, năng lượng đồng thời cũng tăng mạnh việc chiếm dụng vốn ngắn hạn của các nhà cung cấp.

2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với khả năng thanh toán nói riêng và tình hình tài chính nói chung của Công ty. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty được thể hiện ở các chỉ tiêu qua bảng phân tích 2.6 và biểu đồ 2.3 sau:

Bảng 2.6. Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty

STT Chỉ tiêu

Năm Năm 2010 so với năm

2008 2009 2010

2008 2009

+/- % +/- %

1 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.77 1.72 2.16 0.39 22% 0.44 26%2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1.05 1.20 1.59 0.54 51% 0.38 32% 2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1.05 1.20 1.59 0.54 51% 0.38 32% 3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.21 0.45 0.69 0.48 232% 0.24 53% 4 Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ HĐKDso với nợ ngắn hạn bình quân 0.316 0.427 0.11 36%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [7], [8], [9])

Biểu đồ 2.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [7], [8], [9])

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 của Công ty tăng mạnh ở mức 2.16 so với 1.77 của năm 2008 và 1.72 năm 2009 và cao hơn nhiều so với mức

trung bình ngành cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 tăng hơn trước và tốt hơn nhiều so với các công ty hoạt động cùng ngành. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty qua các năm đều > 1 cho thấy công ty hòa toàn đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Hệ số này năm 2010 tăng mạnh là do tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 (tăng hơn 3.828 tỷ đồng – 52%) trong khi đó nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 nhưng tăng với giá trị và tốc độ thấp hơn nhiều so với mức tăng của tài sản ngắn hạn (tăng hơn 884 tỷ - 21%).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2010 là 1.59 tăng 0.29 so với năm 2009 và 0.54 so với năm 2008 và cao hơn nhiều mức trung bình ngành cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất tốt và tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu này của Công ty qua các năm đều > 1 cho thấy với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), Công ty vẫn hoàn toàn đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty cũng tăng dần qua các năm và cao hơn so với mức trung bình ngành. Năm 2010 hệ số này là 0.69, tăng 0.24 so với năm 2009 và tăng 0.48 so với năm 2008. Sở dĩ năm 2010 hệ số khả năng thanh toán tức thời (= Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn) tăng mạnh là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 (tăng hơn 1.644 tỷ - 85%) trong khi đó tài sản ngắn hạn tăng với giá trị và tốc độ thấp hơn. Lượng tiền năm 2010 tăng mạnh chủ yếu do thu được từ việc nhận góp vốn của chủ sở hữu, phát hành cổ phần (khoảng hơn 1.299 tỷ) sau đợt tăng vốn trong năm 2010 của Công ty.

Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 là 0.427 tăng 0.11 so với năm 2009 cũng cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn cảu Công ty từ lượng tiền thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng cao.

qua các năm là rất tốt và Công ty luôn đảm bảo thanh khoản ngắn hạn ở mức cao và không ngừng gia tăng khả năng đó.

2.2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai (Trang 80 - 85)