Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình
thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn
tín dụng của các dự án trong ngành, đặc biệt đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
a. Chính sách lãi suất
Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản vay, vì thế nên trung tâm cần mở rộng các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng theo thời gian, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Căn cứ vào đặc điểm từng khoản tín dụng để phân chia các mức lãi suất khác nhau đảm bảo tính cạnh tranh cũng như khả năng sinh lời cho công ty. Căn cứ vào từng đối tượng khách hàng, khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn hay khách hàng mới để áp dụng các mức lãi suất ưu đãi cho phù hợp. Hoặc tùy theo loại hình tiền gửi/ cho vay là nội tệ hay ngoại tệ để đặt ra các mức lãi suất tương xứng, lãi suất tiền gửi/ cho vay bằng nội tệ thường có xu hướng cao hơn ngoại tệ.
b. Phương thức vay vốn
Trung tâm cần đa dạng hóa các hình thức cho vay, cho vay theo nhu cầu, gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay bảo lãnh…Phương thức cho vay phải đảm bảo thực hiện tốt cơ chế tín dụng và đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn nhanh, tiết kiệm, hiệu quả.
Tăng cường nhận quản lý vốn ủy thác và ủy thác cho vay. Ngoài ra, TTGDHS nên tăng cường cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng vì phương thức này rất phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trường, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để vốn tín dụng luân chuyển đều đặn, qua đó cũng tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay như vậy hiệu quả sử dụng vốn tăng lên và chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại TTGDHS cũng tăng.
Ngoài ra, với các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại trung tâm thì chuyên viên tín dụng ở trung tâm có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó bảo lãnh khoản vay cho họ. Đây là hình thức cấp tín dụng có độ rủi ro thấp, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên được áp dụng thường xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu vay vốn mở rộng của khách hàng.
c. Chính sách bảo đảm tiền vay
Có 3 hình thức bảo đảm tiền vay: bảo đảm bằng tài sản (tín chấp, bất động sản, động sản, nguồn thu từ dự án/ phương án sản xuất - kinh doanh), bảo đảm bằng uy tín người đi vay hoặc có sự tham gia của bên thứ ba với tư cách bảo lãnh cho vay. TTGDHS nên lựa chọn hình thức bảo đảm nào để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, vừa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng một cách dễ dàng nhất.
TTGDHS cần chú ý đến một số đặc tính như tính pháp lý của tài sản; tính sở hữu hợp pháp đối với tài sản của doanh nghiệp đi vay; tính thanh khoản của TSBĐ để đảm bảo cho khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng hoặc nếu nợ quá hạn thì trung tâm có thể bán hoặc sử dụng tài sản đó để thu hồi vốn đã cho vay.
Riêng với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không đủ điều kiện về tài sản bảo đảm để vay vốn mặc dù họ là những người cần vốn nhất để duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín.
TTGDHS có thể ưu đãi hơn trong bảo đảm tiền vay với các đối tượng này như: bảo lãnh tín dụng một phần và một phần TSBĐ; bảo lãnh tín dụng một phần và nếu không đủ TSBĐ sẽ dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm.
d. Công tác phân tích tín dụng
Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng cho TTGDHS. Để hoạt động tín dụng diễn ra hiệu quả có các giải pháp cải tiến như: phân công cán bộ tín dụng thành nhóm phụ trách từng nhóm khách hàng theo ngành nghề lĩnh vực, hay theo thời hạn hoặc quy mô từng khoản vay như vậy sẽ tạo sự chuyên môn hóa trong phân tích, quản lý tín dụng, giúp cán bộ phát huy hết năng lực chuyên môn của bản thân.
e. Công tác thẩm định
Công tác thu thập thông tin là yếu tố đầu tiên khi xem xét, thẩm định cho vay. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chọn lọc các thông tin cần thiết để ra quyết định cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng cho trung tâm. Có thể thu thập thông tin bằng cách khảo sát tình hình thực tế, phỏng vấn trực tiếp người vay, lấy từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ các đối thủ cạnh tranh, thông qua các mối quan hệ cá nhân…Qua đó nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất và năng lực quản lý của doanh nghiệp đi vay.
Thẩm định tín dụng quyết đinh chủ yếu đến chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho TTGDHS. Chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo Quy định xếp hạng nội bộ của PVFC một cách khách quan, trung thực và chính xác.
f. Công tác kiểm soát
TTGDHS cần chú ý tăng cường hiêu lực của bộ máy kiểm tra, giám sát, ngoài công tác giám sát của cán bộ tín dụng tiến hành còn cần tăng cường kiểm soát nội bộ toàn hệ thống. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện chế độ, quy định, quy trình tín dụng của các chuyên viên, phòng ban, tìm ra các sai sót, vi phạm cuối cùng trong các khâu nghiệp vụ, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời để củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.