Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp tại trung tâm giao dịch hội sở - tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 63 - 69)

a. Những hạn chế đang tồn tại

- Việc xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp đã được triển khai nhưng công việc cập nhật thông tin liên quan tới ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, các kế hoạch, dự án sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác thẩm định khách hàng và quyết định hạn mức cho vay và thời hạn trả nợ.

- Quy trình cho vay trải qua nhiều giai đoạn nhưng còn tập trung chủ yếu vào giai đoạn trước khi cho vay và giải ngân. Do vậy khi có dấu hiệu rủi ro hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện, xử lý, giúp đỡ kịp thời.

- Thủ tục cho vay chưa linh hoạt, các yêu cầu về hồ sơ thủ tục vay vốn còn phức tạp, nặng về giấy tờ.

- Công ty thiếu cơ sở dữ liệu để đánh giá, phân loại, định hướng thị trường điều này làm giảm mức độ chủ động trong việc mở rộng thị trường cũng như quản lý rủi ro tín dụng.

- Công tác tiếp thị đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lượng khách hàng doanh nghiệp đã thu hút được có tăng lên nhưng vẫn chưa phù hợp với tiềm năng thị trường doanh nghiệp dỗi dào hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất-kinh doanh.

- Dư nợ cho vay, doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2012 đều giảm, tuy do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, nhưng điều đó thể hiện mức tăng trưởng tín dụng tại TTGDHS vẫn còn thiếu ổn định và chưa vững chắc.

- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng lại sát với giới hạn trên, tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được nên cần cố gắng giảm tỷ lệ này xuống thêm từ đó cũng góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng cho TTGDHS.

b. Những nguyên nhân

• Nguyên nhân khách quan

-Môi trường kinh tế - xã hội: Năm 2010-2012, kinh tế Thế Giới khủng hoảng trầm trọng, nợ công toàn Châu Âu, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp cao, sức mua hạn chế…nền kinh tế nước ta cũng không nằm ngoài quy luật này. Những biến động của nền kinh tế trong giai đoạn này là: Tỷ lệ lạm phát cao ở mức hai con số khoảng 15% năm 2010 đến năm 2012 nhờ chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì tỷ lệ lạm phát giảm xuống con 7,5% nhưng vẫn còn cao. Tỷ giá hối đoái ít thay đổi nhưng thị trường vàng lại không ổn định, tăng giảm bất thường, Nhà nước bắt đầu độc quyền sản xuất và quản lý việc kinh doanh vàng. Mặt bằng lãi suất trên thị trường tài chính-ngân hàng rất cao, năm 2010, lãi suất huy động khoảng 13% còn lãi suất cho vay khoảng 15- 17%, tuy nhiên sang năm 2012, NHNN đã ổn định mặt bằng lãi suất ngân hàng ở mức thấp dưới 10% để về tương đương với lãi suất của Thế Giới. GDP tăng trưởng ở mức 6-7% năm 2010-2011, sang năm 2012, với mục tiêu kiềm chế lạm phát nên GDP chỉ đạt 5% không đạt kế hoạch 5,3% đã đề ra. Ngoài ra, năm 2012 cũng là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu kể từ năm 1993 vì kinh tế khó khăn, suy giảm sản xuất tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn xuất khẩu. Hệ thống Ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với hoạt động tài cơ cấu diễn ra mạnh mẽ và xử lý vấn đề nợ xấu đang tăng cao.

Nền kinh tế suy giảm, sức cầu yếu, sản xuất lưu thông hàng hóa trì trệ là những yếu tố bất lợi đối với hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ. Chính

phủ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp điều hành, ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tuy nhiên do diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ, tác động của khủng hoảng tài chính, thị trường bất động sản – xây dựng đóng băng, hiệu ứng tăng trưởng tín dụng nóng và sự tăng quy mô mạng lưới quá nhanh của các NHTM đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín dụng tại TTGDHS và PVFC.

-Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ giữa các văn bản luật, cơ quan ban ngành liên quan (đặc biệt là văn bản liên quan tới cơ chế cho vay). Cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản thực hiện còn chậm, chưa kịp thời cấp cho chủ sở hữu dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình cấp tín dụng, làm hồ sơ tài sản thế chấp để vay vốn. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc nên số liệu quyết toán và báo cáo tài chính phản ánh không trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến kết quả thẩm định cho vay và chất lượng khoản vay đối với trung tâm.

• Nguyên nhân từ phía TTGDHS – PVFC

-Điểm yếu của các công ty tài chính trong đó có PVFC là do đặc thù không được thực hiện một số hoạt động của NHTM như không được mở tài khoản thanh toán, buộc phải hợp tác mở tài khoản tại NHTM để khách hàng chuyển nguồn thu từ kinh doanh vào thanh toán nợ nên gây khó khăn cho công tác quản lý thu nợ và quản lý nguồn tiền khách hàng thu được chuyển vào tài khoản. Ngoài ra công ty tài chính không được huy động tiền từ dân cư, dù đó là nguồn vốn dồi dào cho hoạt động tín dụng của công ty.

-Điều kiện vay vốn khá chặt chẽ, tất cả mọi khoản vay đều phải có tài sản bảo đảm, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn, cần vốn kinh doanh để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh vì không đáp ứng được điều kiện trên nên không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của TTGDHS.

-Không quan tâm sát sao năng lực tài chính của doanh nghiệp đi vay, gây ra tích đọng nợ xấu liên tiếp.

-Công việc khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN hay từ các đối thủ cạnh tranh như các NHTM hoặc tổ chức tín dụng khác, từ đối tác của khách hàng vay vốn rất khó khăn, trong khi thông tin do doanh nghiệp cung cấp thường không đầy đủ và thiếu trung thực. Từ đó gây cản trở quyết định đến cho vay của trung tâm, tăng rủi ro của khoản vay. TTGDHS thường dựa vào điều kiện tài sản bảo đảm, sự tin cậy, mối quan hệ với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý làm căn cứ cho vay.

-Đội ngũ chuyên viên tín dụng của TTGDHS tuy có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm song mức độ tích lũy kiến thức trong quá trình thực tế còn hạn chế do đó khi đưa ra kết luận cho vay, thẩm định dự án bị chi phối theo chiều hướng thiên lệch dựa vào những thông tin, số liệu thu thập được vì số liệu được cung cấp chưa chắc đã chính xác.

-Số lượng cán bộ tuy nhiều nhưng vẫn chưa tương ứng với khối lượng công việc, vẫn còn tình trạng một cán bộ làm quá nhiều việc hoặc công việc bị dồn ứ lại. Chưa xây dựng được mô hình đánh giá, xếp loại công việc hoàn thành làm cơ sở trả lương cho hợp lý.

-Quy trình tín dụng vẫn nặng về thủ tục, giấy tờ và phải trả qua nhiều cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp đi vay

-Cơ cấu vốn xây dựng chưa hợp lý, tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ phải trả khi vốn được sử dụng kém hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh thấp, không có lãi hoặc lỗ.

-Doanh nghiệp không quan tâm nghiêm túc đến việc thua lỗ tài chính và luôn kỳ vọng rằng Chính phủ bao cấp hay một bên thứ ba đứng ra cứu giúp khi phải đối mặt với nguy cơ phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

-Khả năng, trình độ lập dự án xin vay vốn của doanh nghiệp còn yếu kém, thiếu chuyên nghiệp. Hồ sơ vay vốn thường sơ sài, không đồng bộ, thiếu thông tin cần thiết, khả năng trình bày kém không thuyết phục được bên cấp vốn cho vay. Các doanh nghiệp không có quan hệ tín dụng thường xuyên với TTGDHS, ít sử dụng các dịch vụ tài chính của trung tâm cung cấp nên không gây được ấn tượng, thiện cảm và uy tín với TTGDHS.

-Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên còn hạn chế.

- Riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cơ sở vật chất, trang thiết bị thường lạc hậu, phương pháp làm việc chưa hiệu quả, thị trường hoạt động chưa ổn định, chưa chủ động trong quá tình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và việc trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp.

-Doanh nghiệp không có đầy đủ số liệu, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, sổ sách kế toán còn đơn giản, lạc hậu, không cập nhật, thiếu chính xác gây khó khăn trong quá trình đánh giá, thẩm định cho vay vốn.

-Khách nợ không hợp tác, cố tình kéo dài khả năng trả nợ, thời gian bàn giao TSBĐ khiến công ty gặp khó khăn trong xử lý, thanh lý TSBĐ để thu hồi nợ.

• Một số nguyên nhân khách quan khác

-Đối với tài sản bảo đảm: Đây là điểm yếu của doanh nghiêp, nếu tài sản bảo đảm thuộc sở hữu cá nhân (chủ doanh nghiệp) vì tài sản đó thường có giá trị thấp hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn để phát triển kinh doanh hay cải tiến trang thiết bị. TTGDHS cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá tài sản bảo đảm, đặc biệt là trong việc định giá bất động sản, máy móc thiết bị hoặc công trình xây dựng.

-Sự can thiệp của Chính phủ đến quyết định cho vay, ép các NHTM và tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ vay để tránh làm tăng

mức thất nghiệp cũng khiến nợ xấu của công ty tăng. Ngoài ra chính quyền còn có xu hướng gây áp lực hoặc khuyến khích một cách công khai hoặc ngầm định các NHTM và công ty tài chính cấp tín dụng vượt mức an toàn thương mại cho phép để đạt mức tăng trưởng tín dụng đặt ra dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ - TỔNG CÔNG TY

TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp tại trung tâm giao dịch hội sở - tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w