Kiểm tra về thuế theo một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 90 - 93)

5. Kết cấu luận văn

4.2.5. Kiểm tra về thuế theo một số lĩnh vực

a. Doanh nghiệp xây dựng lắp đặt

Doanh nghiệp xây dựng lắp đặt tồn tại một số đặc điểm như: Thanh toán chậm, thời gian thi công kéo dài, hồ sơ thanh quyết toán phức tạp, chứng từ đầu vào phát sinh tại nhiều địa phương... Việc kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp xây dựng thường phát sinh nhiều hành vi vi phạm, trong đó có thể kể đến các hành vi cơ bản sau:

- Chủ đầu tư đã có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành nhưng nhà thầu không kê khai tính thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà treo trên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;

- Các công trình thực hiện trong thời gian dài, không tiến hành nghiệm thu từng phần mà thực hiện tạm ứng, treo trong nhiều năm;

- Kê khai hạch toán, phân bổ chi phí máy xây dựng, chi phí thuê ngoài, chi phí phân công thời vụ... không theo từng công trình, gây khó khăn trong thanh tra, kiểm tra.

Trước những hành vi vi phạm rất khó khăn và phức tạp của lĩnh vực xây dựng, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải vững trong chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải vững trong nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ khác.

Một số phương pháp kiểm tra có thể sử dụng: - Yêu cầu cung cấp hợp đồng thực hiện;

- Kiểm tra đối chiếu hợp đồng xây lắp ký với chủ đầu tư; so sánh với các sổ sách kế toán. Đối chiếu với từng hạng mục hoàn thành theo thời gian với việc ghi chép trên sổ sách kế toán;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đối chiếu chi phí tập hợp quyết toán với chi phí phát sinh theo từng lần nghiệm thu hoàn thành theo công trình; đối chiếu số liệu dự toán so với quyết toán;

- Kiểm tra xác định các công trình hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu, công trình đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán, các công trình ghi giảm doanh thu của năm trước, ghi giảm của năm báo cáo;

- Xác đinh số tiền người mua ứng trước theo trình tự thời gian để xác định doanh thu tính trước;

b. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Hoạt động kinh doanh bất động sản hiện đang là lĩnh vực có số thu đóng góp cho ngân sách nhà nước khá lớn. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực này còn nhiều điểm chưa phù hợp do đó công tác thanh tra, kiểm tra bên cạnh yêu cầu về nghiệp vụ còn phải phát hiện và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước các cấp hoàn thiện cơ chế chính sách tăng thu, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Các hành vi vi phạm thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thường gặp:

+ Đặc điểm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản đó là thời gian hoàn thành dài, thường là từ 3- 4 năm kể từ khi được cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, ngay từ khi được cấp phép, chủ đầu tư thực hiện kêu gọi bằng các hợp đồng góp vốn mua nhà hoặc bằng các hợp đồng kinh tế nhưng lại chưa đầu tư xong hạng mục móng và hạ tầng.

+ Xác định doanh thu không đúng thời điểm bàn giao bất động sản đưa vào sử dụng;

+ Đã bàn giao nhà nhưng không xuất hóa đơn và không kê khai thuế, không phát sinh thuế đầu ra; đến khi hoàn thành toàn bộ dự án mới xuất hóa đơn và hạch toán kế toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Dưới hình thức liên danh với chủ đầu tư để được ủy quyền bán bất động sản (nhà, đất...). Người được ủy quyền chỉ là khâu trung gian, giá bán bất động sản ghi trên hóa đơn thấp hơn nhiều so với thị trường, số tiền chênh lệch do khâu trung gian thu theo thỏa thuận, không được phản ánh trên sổ sách làm sai kết quả kinh doanh, làm giảm số thuế phải nộp;

+ Thu trước tiền mua của người mua nhưng hạch toán dưới hình thức vay vốn có điều kiện hoặc góp vốn có điều kiện. Một số dự án tồn tại ở hình thức hợp đồng vay vốn hay góp vốn đầu tư để chuyển nhượng đất khi chưa có cơ sỏ hạ tầng hay chưa hoàn thành phần móng nên không kê khai doanh thu tính thuế, làm giảm số phải nộp;

+ Bán hàng giá cao, nhưng ghi giá trên hóa đơn thấp hơn nhiều, việc này được sự chấp thuận của nhiều người mua;

+ Thường phần lớn doanh thu bán hàng được thu bằng tiền mặt, là nguyên nhân khá lớn gây thất thoát doanh thu đầu ra tính thuế;

+ Sự thay đổi giá cả theo giá thị trường là luôn biến động, đặc biệt đối với thị trường bất động sản. Trong khi đó, công tác kiểm tra lại thường đi sau và tốn nhiều thời gian để thực hiện, do đó không theo sát được sự biến động của giá cả;

+ Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh, gồm cả hoạt động kinh doanh bất động sản và đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, trong kỳ chưa phát sinh doanh thu nhưng đơn vị hạch toán gộp vào chi phí chung của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm thu nhập chịu thuế; thường là số lỗ lớn do chi phí của hoạt động bất động sản nhiều và lớn;

+ Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh bất động sản thường cao hơn so với quy định, dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đối với các dự án dài có ưu đãi về thuế thì việc phân bổ chi phí cho các năm chưa phù hợp với doanh thu phát sinh, dẫn đến xác định thu nhập hưởng ưu đãi thuế không chính xác.

4.2.6. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)