5. Kết cấu luận văn
1.3.4. Kiểm tra thuế là một biện pháp quan trọng góp phần tích cực
chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Kiểm tra thuế ngày càng được nhìn nhận đầy đủ hơn vai trò của nó trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách và phát triển bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu như những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Hồ Chủ Tịch mới chỉ nhấn mạnh đến công tác kiểm tra nhằm "giám sát , "kiểm soát"...coi đó như một sự bảo đảm cho việc thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách pháp luật thuế thì những năm tiếp sau đó, vai trò của kiểm tra thuế còn được thể hiện mạnh mẽ hơn qua việc tham gia, thúc đẩy quá trình phát triển đó. Kiểm tra thuế không chỉ phát hiện ra những vi phạm để xử lý mà còn phát hiện ra những sơ hở của bản thân cơ chế, chính sách, chỉ ra những khuyết tật của bộ máy và quá trình vận hành bộ máy CQT để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách.
Kiểm tra thuế còn biểu dương những cái tốt, cái tích cực, những yếu tố mới, những nhân tố điển hình cần nhân rộng phát huy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:
- Thực trạng triển khai công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả quản lý được diễn ra như thế nào? Những kết quả đã đạt được? Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân?
- Yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả?
- Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả cần triển khai đồng bộ những giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế của Ngành thuế các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả đến ngày 31/12/2013 quản lý 840 doanh nghiệp, số tiền thuế các đơn vị đã nộp vào ngân sách nhà nước trong năm 2013 là 137.250 triệu đồng. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã chọn Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả làm địa điểm nghiên cứu. Đây là thành phố công nghiệp có số thu về thuế tương đối lớn, hiện nay công tác thu NSNN đứng hai trong tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả. Nguồn số liệu được lấy từ các nguồn sau:
- Các báo cáo của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh và của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả về công tác kiểm tra thuế.
- Các báo cáo liên quan đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Các thông tin, tài liệu, báo cáo liên quan đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được công bố.
+ Các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như: + QLT: Chương trình quản lý thuế.
+ QTT: Chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế + QHS: Chương trình quản lý hồ sơ
+ TINC: Chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế + QLAC: Chương trình quản lý ấn chỉ
+ TINC: Chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế + QLTN: Chương trình quản lý thu nợ
+ BCTC: Chương trình phân tích báo cáo tài chính
- Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…), tác giả đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi khai thác, thu thập được các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được tác giả xử lý trên chương trình Microsoft Excel là chủ yếu.
2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
Để có thể đánh giá thông tin thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Đối với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia để nắm bắt thực trạng, vướng mắc trong công tác kiểm tra thuế, đồng thời dựa trên những đề xuất, gợi ý của các chuyên gia để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn trong công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả.
- Đối với phương pháp điều tra các cán bộ thuế và người nộp thuế, tác giả sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế và sử dụng phương pháp phân tích để thống kê số lượng người nộp thuế hiểu về quy định của các Luật thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số người nộp thuế được điều tra.
Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập, tổng hợp sẽ được tác giả phân tích, đánh giá để rút ra kết luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Do điều kiện thực tế thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả, kỹ thuật quản lý rủi ro chưa được áp dụng. Đồng thời, do tính bảo mật trong quá trình thực hiện đề tài, vì vậy tác giả đã sử dụng một số hệ thống các chỉ tiêu sau để phân tích:
- Các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. - Số hồ sơ được phân tích tại trụ sở cơ quan thuế.
- Kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Số thu thuế từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2011-2013. - Tình hình kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại cơ sở kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2011-2013.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ GIAI ĐOẠN 2011-2013
3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của thành phố Cẩm Phả và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn thành phố Cẩm Phả bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả
3.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thành phố Cẩm Phả có toạ độ: 20o58’10’’ - 21o12’ vĩ độ bắc, 107o10’ - 107o23’50’’ kinh độ đông; phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên, phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long; cách Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km, thành phố Hạ Long 27km, thành phố Móng Cái 150km.
- Đặc điểm tư nhiên: Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.645 ha. Được chia là 16 đơn vị hành chính với 13 phường và 3 xã. Địa hình đồi núi chiếm 55,4% diện tích (trong đó núi đá chiếm tới 2.590 ha, núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi chính là vùng vịnh Bái Tử Long xinh đẹp. Thành phố Cẩm Phả có một số di tích và thắng cảnh rất nổi tiếng như đền Cửa Ông, đảo Rều (đảo Khỉ), đảo Thẻ Vàng, di tích Vũng Đục, động Quang Hanh...
- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài than, còn có antimon ở Khe Sim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm. Cẩm Phả có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tài nguyên đất: Thành phố Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196 ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094 ha, xưa có nhiều lâm sản nhưng đến nay rừng đã kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội a. Về dân cư a. Về dân cư
Cẩm Phả có 195.800 người (2010) với mật độ dân cư 517 người/km². Hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than có gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 41%) và dân số trong độ tuổi lao động 65,88% (năm 2010). Đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
b. Về cơ cấu kinh tế
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI xác định cơ cấu kinh tế của thành phố là: Công nghiệp - dịch vụ - Nông lâm thủy sản, tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,1% (Trong đó: Dịch vụ tăng 17,9%; Công nghiệp, xây dựng tăng 13,6%; Nông nghiệp tăng 3,3%). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 70,56%; dịch vụ 28,73%; Nông, lâm, thuỷ sản 0,71%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 trên địa bàn đạt 9.900 tỷ, tăng 88% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách Trung ương đạt 5.915 tỷ đồng; Thu ngân sách thành phố đạt 694 tỷ đạt 146,95% kế hoạch tỉnh giao, đạt 125,3% kế hoạch thành phố đề ra và tăng 41% so với cùng kỳ. Đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và dành trên 46,75% tổng chi 2 cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Điển hình là đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xây dựng các công trình chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng nông thôn mới, trường học, Trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng...
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: Công nghiệp và xây dựng chiếm 74,5%, các ngành dịch vụ chiếm 24,53%; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 0,97%; Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng từ 5% trở lên; thu ngân sách thành phố hàng năm vượt 10% trở lên so với kế hoạch tỉnh giao.
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh bằng nhiều nguồn lực. Đến hết năm 2010, đạt 30 máy cố định/100 người dân, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và sự chỉ đạo, quản lý điều hành của nhà nước.
c. Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
- Về mạng lưới giao thông: Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thông chính của thành phố, tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dương với tổng chiều dài khoảng 30km, tỉnh lộ 329 từ Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài khoảng 40km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thành phố, Cẩm Phả cũng có đặc thù đường sắt để vận chuyển than rất riêng biệt. Cẩm Phả có cảng Cửa Ông phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than và các bến tàu nhỏ phục vụ cho du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long.
- Về hệ thống lưới điện: Hiện nay, thành phố có nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có công suất 600 MW đã được đưa vào vận hành từ năm 2010. Ngoài ra, tại phường Mông Dương hiện nay đang tiến hành xây dựng 02 nhà máy điện khác có tổng công suất 2400MW. Trong tương lai thành phố sẽ trở thành một khu công nghiệp điện với tổng công suất đạt trên 3.000 MW. Nhìn chung hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh của nhân dân trong thành phố.
d. Về văn hóa xã hội
- Về giáo dục - đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn thành phố hiện nay có 60 trường trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ có: 15 trường mẫu giáo và mầm non (12 trường công lập, 1 trường tư thục và 2 trường do ngành than quản lý), 21 trường tiểu học (19 trường công lập và 2 trường tư thục), 17 trường THCS và 7 trường THPT (5 trường công lập và 2 trường tư thục). Năm 2012 thành phố đã hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 thành phố đã hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông, có trên 80% số trường đạt chuẩn quốc gia.
- Về văn hóa - xã hội: Có nhiều tiến bộ, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, thu nhập GDP bình quân/người đạt 53,6 triệu đồng/người/năm; lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm 5.000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn quốc gia) đến năm 2015 giảm xuống 0,4%, tỷ lệ gia đình văn hóa 92,8%; có 16 phường, xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, tỷ suất sinh giảm hàng năm 0,02%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2015 xuống dưới 10,03%; trên 90% dân cư thành thị sử dụng nước sạch và trên 80% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dùng điện 100%.
* Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả:
- Những tiềm năng và lợi thế: Với tiềm năng và lợi thế về than,
Cẩm Phả có thuận lợi cho việc khai thác, chế biến, kinh doanh than lớn nhất cả nước. Thành phố có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên đá vôi, có đường quốc lộ chạy qua nối liền các trung tâm kinh tế của tỉnh như thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái…, có cảng Cửa Ông và các nhà máy