Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra thuế có vai trò, vị trí rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Để có nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra. Đặc biệt là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

Công tác phát triển nguồn nhân lực của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả nói chung và tại các Đội kiểm tra thuế của Chi cục nói riêng trong những năm gần đây luôn được coi trọng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong thời gian tới, công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua một số giải pháp sau:

- Tổ chức sắp xếp, bố trí lại lực lượng cán bộ kiểm tra nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra khi thực hiện hiện đại hóa hệ thống thuế. Chuẩn hóa tiêu chuẩn trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế: trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chuyên môn tối thiểu phải đại học trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng, có thâm niên công tác trong ngành Thuế ít nhất từ 2-3 năm trở lên.

- Bổ sung lực lượng cán bộ kiểm tra thuế để số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra đạt từ 30% trên tổng số cán bộ công chức trở lên đảm bảo đủ lực lượng hoàn thành khối lượng công việc tương đối lớn hiện nay. Quan tâm tạo điều kiện, bổ sung lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực cho các Đội kiểm tra thuế.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, bảo đảm tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ. Thông qua tiêu chí này để đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của cán bộ, qua đó thúc đẩy và tạo động lực cho cán bộ phấn đấu trong công việc. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có sáng kiến, sáng tạo trong công việc.

- Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo ra tính chuyên môn hóa.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ kiểm tra nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tính tuân thủ pháp luật của cán bộ thuế, từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn đối với lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra của Chi cục Thuế để bổ nhiệm, bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo và cán bộ làm công tác kiểm tra kịp thời khi có yêu cầu.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục đối với việc thực thi chức trách nhiệm vụ của cán bộ khi thi hành công tác kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp. Thường xuyên chấn chỉnh về lề lối,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tác phong, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế để ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong từng cán bộ thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 83 - 85)