5. Kết cấu luận văn
3.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế luôn được Lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả quan tâm chỉ đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch kiểm tra thuế sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ có tác động rất lớn đến hiệu quả khi triển khai kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh. Các cán bộ kiểm tra thuế phải sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của NNT do các cơ quan, đơn vị phối hợp cung cấp để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về kê khai thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cán bộ kiểm tra phải kiểm tra sơ bộ tất cả các hồ sơ khai thuế nhận được, phân tích, đánh giá để lựa chọn, lập danh sách các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế phải kiểm tra như:
+ Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp (nộp hồ sơ khai thuế không
đầy đủ, đúng hạn; khai thuế hay sai sót...).
+ Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước (có số thuế giá trị tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn,
có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%...)
- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn.
- Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh và Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả.
Khi lập danh sách cần phải cân đối với nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh đã được lập theo danh sách.
Việc lập kế hoạch kiểm tra đã được Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả thực hiện đúng theo quy trình Tổng cục Thuế ban hành. Kế hoạch kiểm tra được tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế … từ đó lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch kiểm tra.
Kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hàng năm, Đội trưởng Đội kiểm tra thuế số 1 có trách nhiệm tổng hợp danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuế theo đánh giá rủi ro của của toàn Chi cục để trình Chi cục trưởng Chi cục Thuế duyệt trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.
Bảng 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2011 - 2013 của Chi cục Thuế Thành phố Cẩm Phả
Diễn giải Năm 2011 Số lƣợng cơ sở kinh doanh Năm 2012 Năm 2013
Số lượng DN phải kiểm tra
(Đội kiểm tra số 01 thực hiện) 84 100 115
Số lượng DN phải kiểm tra
(Đội kiểm tra số 02 thực hiện) 285 335 380
Tổng cộng số lượng DN phải kiểm tra
của Chi cục Thuế 369 435 495
Tổng số DN Chi cục Thuế thành phố
Cẩm Phả quản lý 694 815 840
Số lượng DN phải kiểm tra so với tổng số DN Chi cục Thuế thành phố Cẩm
Phả quản lý 53% 53% 58%
(Nguồn: Đội Kiểm tra thuế số 1 và số 2 - Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả)
Như vậy, căn cứ vào số liệu trên cho thấy, cùng với sự gia tăng phát triển không ngừng của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả với các hành vi gian lận, trốn thuế ... ngày càng tinh vi khó phát hiện thì nhiệm vụ kiểm tra thuế của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả ngày càng trở lên nặng nề do đó đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của đội ngũ cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả hàng năm đều tăng về số lượng nhưng cũng chỉ đạt ở mức trung bình so với số doanh nghiệp quản lý do nguồn nhân lực của Chi cục gặp nhiều hạn chế.