Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1.Các nhân tố chủ quan

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế:

Trình độ, năng lực của một số cán bộ kiểm tra của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả còn yếu nên việc phân tích báo cáo tài chính tại một số doanh nghiệp chưa sâu, chưa phát hiện được bất hợp lý giữa số liệu trên các báo cáo của đơn vị. Cán bộ vẫn còn yếu về kỹ năng kiểm tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học. Thậm chí, một số cán bộ kiểm tra ở cơ sở còn chưa nắm rõ các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để phát hiện gian lận về thuế. Các hành vi vụ lợi cá nhân, lợi dụng kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu cho người nộp thuế vẫn chưa được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để.

- Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế:

Trong quá trình quản lý thu thuế thì công tác xây dựng kế hoạch thuế là một trong những yếu tố quan trọng và là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Việc đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giá, rà soát các báo cáo dựa trên các số liệu kê khai hàng kỳ của doanh nghiệp kết hợp với các thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra, việc tiếp nhận thông tin do các đơn vị chuyển đến như: Các doanh nghiệp kinh doanh lớn, có doanh nghiệp nhiều năm chưa kiểm tra, doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật kém … để tiến hành lập kế hoạch kiểm tra hàng năm.

Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả vẫn chưa áp dụng được theo kỹ thuật rủi ro. Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nên cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm tra.

- Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra thuế

Trong thời gian qua, Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả luôn luôn được kịp thời nâng cấp các hệ thống ứng dụng tin học, thực hiện tự động các chức năng quản lý thuế như: Xử lý tờ khai, chứng từ nộp tiền vào NSNN, quản lý thu nợ, phục vụ công tác kiểm tra … đã đảm bảo khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin theo đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền để tra cứu các ứng dụng nhằm khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra thuế. Tuy nhiên, quá trình thực thi vẫn còn vướng mắc nhiều lỗi như: Chậm thay đổi thông tin người nộp thuế, thông tin lạc hậu... không đúng với thực tế; hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra.

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng, Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả đã tập trung vào một số chức năng chủ yếu như: Tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ cho NNT. Theo đó, cán bộ công chức thuế đã được bố trí, sắp xếp lại, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng, từ năm 2007 công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tác Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT ở Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả đã được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chất dịch vụ công, bởi vì thông qua công tác tuyên truyền làm cho NNT và người dân hiểu được bản chất của thuế; cung cấp, hướng dẫn cho NNT các thông tin, hiểu biết về nội dung các chính sách thuế, các quy trình nghiệp vụ, các thủ tục về thuế…; tạo lập mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT theo hướng NNT là người đươc phục vụ, là khách hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy của NNT, cơ quan thuế và NNT là người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- Công tác thu nợ và cưỡng chế thuế

Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu nợ mới phát sinh và xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ; đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ theo luật để thu hồi nợ.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả thành lập Đoàn công tác liên ngành gồm: Cơ quan Công an, Phòng Tài chính kế hoạch và Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả để tiến hành đôn đốc, yêu cầu các đơn vị có số tiền thuế nợ lớn, thời gian nợ thuế kéo dài nộp tiền vào NSNN.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan.

Đây là công việc rất quan trọng đối với công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả do đối tượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho kiểm tra; cụ thể, Chi cục Thuế thành phố Cẩm Phả đã:

- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cẩm Phả để phát hiện các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng hợp đồng và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trong công tác hiện đại hóa thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách nhà nước hay phát sinh các vấn đề có liên quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 72 - 75)