Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công táckiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 30 - 34)

5. Kết cấu luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công táckiểm tra thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong quá trình triển khai thực hiện, kết quả công tác kiểm tra của cơ quan thuế có nhiều nhân tố tác động đến, cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:

- Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về cơ quan thuế, chủ yếu là các nhân tố sau đây:

+ Thể chế và chính sách: Thể chế và chính sách là yếu tố quan trọng chi phối hoạt động kiểm tra thuế trong suốt quá trình thực hiện pháp luật thuế. Hoạt động kiểm tra thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng được thưc hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, dễ áp dụng thực hiện theo quy trình nên hiệu quả công tác kiểm tra được nâng cao.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế: Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động

kinh tế - xã hội. Con người là nhân tố trung tâm của mọi hệ thống quản lý. Lĩnh vực kiểm tra thuế cũng không phải là ngoại lệ. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế càng cao thì chất lượng công tác kiểm tra càng tốt và ngược lại. Về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc của cán bộ thuế nói chung và các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế noi riêng phải thực hiện tốt 10 điều kỷ luật của ngành, quy định về những điều cần xây – cần chống nhằm tạo lòng tin đối với người nộp thuế.

+ Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế: Trong quá trình thực

quản lý thuế thì công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế là một trong những yếu tố quan trọng và là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì công tác lập kế hoạch giúp lựa chọn đúng đối tượng, thời điểm tiến hành kiểm tra thuế. Việc chuẩn bị kiểm tra thuế càng kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lưỡng thì nhằm đưa công tác kiểm tra đi vào nề nếp, ổn định và đạt kế hoạch đặt ra nhằm tăng thu cho NSNN.

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc khai thác, phân tích thông tin về người nộp thuế: Trong kiểm tra

thuế, thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra; là cơ sở để lựa chọn phương pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành kiểm tra; là cơ sở để xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra. Cơ sở dữ liệu thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao.

Trong những năm qua, ngành thuế đã phát triển và nâng cấp kịp thời hệ thống ứng dụng tin học nhằm đáp ứng kịp thời khả năng khai thác, cung cấp kịp thời các thông tin phục vụ công tác kiểm tra thuế.

+ Công tác tổ chức, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thuế: Người lãnh

đạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín của người lãnh đạo cơ quan thuế có tác động quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

+ Sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm: Chế tài là một trong ba bộ

phận cơ bản cấu thành của một quy phạm pháp luật. Chế tài có chức năng áp dụng hình phạt với hành vi vi phạm pháp luật. Chức năng này sẽ không được thực hiện đầy đủ khi việc tổ chức thực hiện pháp luật không nghiêm minh. Khi xử lý vi phạm không nghiêm minh sẽ khiến cả cán bộ kiểm tra và người nộp thuế nhờn luật; giảm tác động cảnh báo, ngăn ngừa của công tác kiểm tra thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Các nhân tố khách quan

+ Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng: Pháp luật càng hoàn thiện thì càng tạo ra một cơ sở pháp lý rõ

ràng, đầy đủ, vững chắc làm cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi. Pháp luật thiếu minh bạch thì cơ sở xác định sai phạm không vững chắc nên có thể gây những tranh luận không có hồi kết về mức độ đúng, sai trong hành vi của người nộp thuế và của cơ quan thuế.

+ Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế: Công tác

kiểm tra tại cơ quan thuế và trụ sở người nộp thuế cho thấy hiện nay còn nhiều tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiêp ngoài quốc doanh với hầu hết quy mô vừa và nhỏ là chưa tổ chức được bộ máy kế toán tốt, ý thực tuân thủ pháp luật về thuế không cao.

Ngoài ra, nhân dân có tác động đến hoạt động kiểm tra thuế trên hai phương diện: (i) Họ là người nộp thuế, là đối tượng của kiểm tra thuế; (ii) Họ là quần chúng nhân dân có thông tin về đối tượng kiểm tra. Trên phương diện thứ nhất, với trình độ dân trí cao và ý thức chấp hành pháp luật tốt thì người nộp thuế phối hợp tốt với cơ quan kiểm tra tạo sự thuận lợi cho công tác kiểm tra. Hơn nữa, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tác kiểm tra thuế. Trên phương diện thứ hai, trình độ dân trí càng cao thì người dân càng chủ động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, người dân sẽ tích cực giúp đỡ cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra thuế.

+ Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan: Công tác phối

hợp cũng đã được đặt ra khi triển khai công tác kiểm tra thuế, đây là kênh một trong những thông tin mang tính khách quan được cơ quan thuế thu thập để phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để tiến hành công tác kiểm tra thuế, cơ quan thuế cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước như: Cơ quan công an, quản lý thị trường, kho bạc... Hoạt động phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Do đó, nếu sự phối hợp tốt thì giúp cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi và ngược lại.

+ Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của cơ quan thuế: Sự đầu tư

của nhà nước về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc có tác động không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của công tác kiểm tra thuế. Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ kiểm tra thuế.

+ Chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác kiểm tra thuế: Chế độ đãi

ngộ đối với cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nằm trong tổng thể chế độ tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. Một chế độ đãi ngộ thỏa đáng sẽ tạo động lực làm việc tốt cho mỗi cán bộ công chức nói chung và mỗi cán bộ kiểm tra thuế nói riêng. Chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đảm bảo đời sống của cán bộ sẽ góp phần giảm động cơ tham nhũng.

Sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố đều có tác động hai mặt, cả tích cực và hạn chế. Chính vì vậy, cơ quan thuế phải có các biện pháp, giải pháp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tác dụng tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)