Về kế toán các khoản phải trả Phải

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu phải trả tại công ty tnhh mai linh (Trang 132 - 140)

- Công ty TNHH Mai Linh đã phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, căn cứ vào thời hạn thanh toán từng khoản nợ phải trả để có kế hoạch trả nợ thích hợp, và là cơ sở để lập BCĐKT vào cuối nămVề việc quản lý công nợ, do đặc điểm hoạt động của công ty là sản xuất và thƣơng mại dịch vụ nên các khoản phải thu chiếm tƣơng đối nhiều. Trong giai đoạn đang phát triển thì công ty cũng cần một lƣợng vốn lớn mà nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là vốn vay và nợ. Khoản nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn điều này rất mạo hiểm song công ty đã có các kế hoạch vay và trả nợ phù hợp nên đang duy trì đƣợc khả năng chi trả nợ. Thực tế công ty đã hợp tác với nhiều ngân hàng và vay vốn ngắn hạn với thời gian quay vòng vốn nhanh bằng các hình thức nhƣ bảo lãnh hợp đồng tín dụng và thanh toán 50% doanh thu hợp đồ

- Kế toán các khoản vay và nợ cũng theo dõi chi tiết theo từng đối tƣợng, sổ sách đơn giản đối chiếu dễ dàng.

- Kế toán nợ phải trả ngƣời bán cũng mở sổ theo dõi chi tiết theo từng đối tƣợng thuận lợi cho việc đối chiếu sổ sách.

3.1.3. Hạn chế

Dƣới đây chỉ là một và đánh giá mang tính khách quan so với lý thuyết đã đƣợc học. Những tồn tại trong công tác kế toán công nợ ở công ty là các sổ chi tiết chƣa thể hiện rõ đƣợc thời hạn thanh toán, chiết khấu,…và còn chƣa theo dõi chi tiết cụ thể các khoản phải trả. Với mong muốn góp phần làm cho công tác kế toán công nợ của công ty có hiệu quả hơn, theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả một các chính xác về thời gian và giá trị, đề tài đƣa ra một số hoàn thiện.sau đây là chi tiêt những hạn chế trong công nợ của Công ty TNHH Mai Linh.

3.1.3.1. Công tác kế toán nợ phải thu

Trên sổ chi tiết tạm ứng chƣa có thời hạn thanh toán. Công ty sử dụng TK1411 - Tạm ứng cá nhân không phù hợp với công dụng TK 141

Sổ chi tiết các khoản phải thu chƣa theo dõi đƣợc các khoản nợ đó còn trong thời hạn thanh toán hay hết thời hạn thanh toán, thời hạn chiết khấu.

Chƣa có sổ theo dõi riêng cho TK 3387 – doanh thu chƣa thực hiện

Đối với khách hàng là ngƣời bán nƣớc ngoài công ty không sử dụng sổ theo dõi ngƣời bán bằng ngoại tệ mà chỉ theo dõi nhƣ khách hàng trong nƣớc.

Các khoản phải thu phải trả phải công ty không phân thành ngắn hạn, và dài hạn khó khăn trong việc lập BCTC.

Trên thực tế không phải lúc nào các khoản nợ phải thu cũng thu hồi đựợc vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không đòi đƣợc là khoản thiệt hại đựơc ghi vào chi phí và sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống. Để tuân thủ nguyên tắc thận trọng và phù hợp, Kế toán ghi nhận trƣớc khoản nợ không có khả năng thu hồi bằng cách lập dự phòng phải thu khó đòi. Tuy nhiên hiện tại với các khoản phải thu lớn, số dƣ trên tài khoản qua các năm lớn mà công ty không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

3.1.3..2 Kế toán công nợ phải trả

Về việc trích lập các khoản bảo hiểm theo quy định áp dụng từ ngày 01/01/2009 là 27% ( BHXH 20%, BHYT 3%, KPCĐ 2%, BHTN 2%) nhƣng trên thực tế công ty chỉ trích 25%.

Kế toán không mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ quá hạn sổ chi tiết các khoản phải thu chƣa theo dõi đƣợc các khoản nợ đó còn trong thời hạn thanh toán hay hết thời hạn thanh toán, thời hạn chiết khấu.

3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CÔNG TY

3.2.1. Đối với nợ phải thu

3.2.1.1. Cơ sở và mẫu sổ hoàn thiện kế toán tạm ứng

lạm dụng vốn công ty, dùng vốn sai mục đích. Nhƣ vậy trên sổ chi tiết cần có thêm cột thời hạn thanh toán. Khi công việc tạm ứng hoàn thành thì ngƣời nhận tạm ứng làm phiếu đề nghị thanh toán tạm ứng kế toán phải ghi vào sổ chi tiết tạm ứng thời hạn ngƣời nhận tạm ứng có thanh toán theo đúng quy định hay không. Nếu nhân viên nào thực hiện không đúng quy định thì có thể khiển trách hoặc phạt tiền.

Về tài khoản kế toán: Công ty sử dụng TK 1411 - Tạm ứng cá nhân là không phù hợp với công dụng tài khoản. Khi công nhân viên tạm ứng lƣơng thì không theo dõi vào TK 141 mà phải theo dõi trên TK 334 sẽ thế hiện trên bảng thanh toán lƣơng

Công ty nên có bảng tạm ứng tùy theo mục đích tạm ứng để quy định thời hạn tạm ứng đối với các lần tạm ứng

STT Khoản tạm ứng Thời hạn thanh toán

1 Tạm ứng mua vật tƣ, hàng hóa 10 ngày

2 Tạm ứng đi công tác 5 ngày

3 Tạm ứng các công việc khác … ngày

Mẫu sổ: Sổ chi tiết Tạm ứng Tên nhân viên: nguyễn thị thức

Đơn vi:Công ty TNHH Mai Linh

Địa chỉ: 318 Trần Hƣng Đạo – P.Nam Ngạn

Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Chứng từ Diễn giải TK ĐƢ Số tiền Thời hạn thanh toán Ghi chú Số Ngày Nợ 098765 16/05 Tạm ứng mua vật tƣ 1412 15.000.000 5 ngày

3.2.1.2. Cơ sở và mẫu sổ hoàn thiện kế toán phải thu khách hàng

Đối với các khoản phải thu cần phải theo dõi thời hạn đƣợc chiết khấu, thời hạn thanh toán, quá hạn

Hiện nay công nợ phải thu khách hàng là một vấn đề đặc biệt phải quan tâm. Trong năm 2007 khoản nợ phải thu: 7.346.618.481(đ); năm 2008 nợ phải thu: 8.996.039.008 (đ).

Trong đó có một số nợ phải thu kéo dài qua các năm nhƣng công ty không xử lý, làm giảm ý nghĩa giá trị thực của tài sản trên Bảng cân đối kế toán

Kế toán theo dõi và quản lý khoản phải thu của khách hàng chƣa chặt chẽ. Trong sổ sách chỉ thể hiện đƣợc số tiền mà khách hàng còn phải trả nợ công ty mà chƣa biết đƣợc khi nào khách hàng sẽ thanh toán

Công ty dựa vào tính chất quen biết, uy tín nhƣ nếu khách hàng quen biết lâu năm thì công ty cho thời hạn tín dụng dài, còn khách hàng mới quen thì cho thời hạn tín dụng ngắn hơn nhƣng điều này lại không thể hiện lên sổ chi tiết công nợ mà chỉ lƣu vào tập hồ sơ cùng với hợp đồng mua bán.

lập thêm Bảng theo dõi các khoản phải thu khách hàng. Nhằm phân loại đƣợc các khoản nợ dài hạn, nợ ngắn hạn cũng nhƣ các khoản nợ không có khả năng đòi để từ đó có các biên pháp xử lý với từng khoản nợ đối với từng khách hàng cũng nhƣ đối với công ty.

Mẫu sổ chi tiết phải thu khách hàng Đối tƣợng: Khách hàng

Đơn vi:Công ty TNHH Mai Linh

Địa chỉ: 318 Trần Hƣng Đạo – P.Nam Ngạn

Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Chứng từ Diễn giải TK ĐƢ Số tiền Thời hạn đƣợc chiết khấu Tình trạng thanh toán Ngày đến hạn Ghi chú Ngày Số Nợ Có

Cần phải đƣa ra biện pháp quản lý công nợ phải thu nhƣ sau:

Thƣờng xuyên theo dõi chặt chẽ, cần cung cấp thông tin đầy đủ khi lập báo cáo, biên bản đối chiếu công nợ nếu khách hàng yêu cầu

Quy định thời hạn thanh toán cụ thể ghi trong hợp đồng mặc dù khách hàng là quen thuộc.

Quy định mức nợ tối đa mà khách hàng đƣợc phép nợ tuỳ thuộc vào khách hàng thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên.

Cần phải trích lập các khoản dự phòng theo quy định.

Nếu khách hàng thanh toán chậm phải gửi thƣ nhắc nhở yêu cầu thanh toán hoặc cử nhân viên trực tiếp đi thu nợ.

3.2.1.3.Cơ sở kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

bất ngờ, đột ngột tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán thì vào cuối niên độ kế toán công ty phải có dự kiến số nợ có khăng năng khó đòi để ƣớc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Số ƣớc tính trƣớc đƣợc gọi là khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Theo Thông tƣ 13 của Bộ tài chính ban hành ngày 27/02/2006 về việc hƣớng dẫn lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ bao gồm: Hợp đồng kinh tế, Khế ƣớc vay nợ, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

- Các khoản không có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý nhƣ một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chƣa đến thời hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, đang thi hành án hoặc đã chết.

* Phƣơng pháp lập dự phòng

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng nhƣ sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dƣới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dƣới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dƣới 3 năm - Đối với nợ phải thu chƣa đến hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn hoặc bị cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án,.. thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải tổng hợp toàn bộ các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào

chi phí quản lý doanh nghiệp.

3.2.2. Cơ sở và mẫu sổ và các phƣơng pháp hoàn thiện nợ phải trả

3.2.2.1. Đối với các khoản vay

Công ty nên thiết kế lại sổ chi tiết các khoản vay ngắn hạn thêm mục thời hạn nợ trong hạn hay quá hạn để biết đƣợc các khoản nợ đã gần đến hạn, nợ quá hạn để có kế hoạch trả nợ kịp thời không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc đối với các khoản vay ngắn hạn nếu quá hạn trả sẽ bị phạt theo hợp đồng quy định. Cuối niên độ phải theo dõi trên các khế ƣớc vay nợ vay xác định những khoản nợ đến hạn trả.

Mẫu sổ theo dõi TK311 – chi tiết theo từng Ngân hàng.

Ngân hàng phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh ( Khế ƣớc 006/09)

Chứng từ Diễn giải TK ĐƢ Số tiền Tình trạng thanh toán Ngày đến hạn Ghi chú Ngày Số Nợ 02/03 UNC- 001 Vay thanh toán tiền hàng 331 120.000.000 Chƣa thanh toán 02/12 …

3.2.2.2. Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương

- Đối với kế toán lƣơng thì thực tế tại công ty chỉ sử dụng TK3341 tập hợp lƣơng phải trả cho ngƣời lao động, công ty nên tách ra Tk3341- Phải trả công nhân viên; TK 3348 phải trả ngƣời lao động khác. Vì công ty lắp đặt các công trình ở xa nên việc thuê ngoài lao động là nhiều và khoản phải trả đó nên đƣợc theo dõi riêng trên TK 3348

- Đối với các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN thì công ty cần phải chi tiết riêng cho từng khoản để dễ dàng theo dõi. Công ty nên theo dõi chi tiết các loại bảo hiểm trên các TK chi tiết cho các loại bảo hiểm không nên nhập chung vào TK 3383

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, cạnh tranh là một yếu tố tất yếu, một công ty chỉ có thể tồn tại, đứng vững và phát triển khi biết kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lƣợng đầu ra. Cần phải biết phát huy những khả năng tiềm tàng bên trong cũng nhƣ khai thác tối đa những cơ hội mà lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp cho nhà quản trị có thể khai thác triệt để mọi tiềm năng của công ty đó là công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất trực tiếp. Vì thông qua công tác kế toán, nhà quản trị có thể nắm bắt một cách chính xác nhất, nhanh nhất các thông tin về chi phí sản phẩm của công ty từ đó có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập không dài, bài viết mới chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản nhất, cũng nhƣ mới chỉ đƣa ra những ý kiến bƣớc đầu, bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các cán bộ phòng Kế toán.

Thanh Hoá, ngày... tháng ...năm 2014

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu phải trả tại công ty tnhh mai linh (Trang 132 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)