5. Kết cấu của đề tài
4.2.3. Chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo CBTD, đặc biệt là độ
chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng và quản trị tín dụng
Một mô hình quản trị RRTD có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhƣng những con ngƣời cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa RRTD.
- Với đội ngũ lãnh đạo: Họ là những ngƣời chủ chốt có quyền hạn cao nhất trong việc ra quyết định đối với mọi hoạt động của Ngân hàng. Hiện nay, trong công tác quản trị nói chung và công tác quản trị RRTD trong hoạt động tín dụng nói riêng đòi hỏi ngƣời quản lý phải nhanh nhạy nắm bắt các phƣơng pháp quản lý mới, lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức đúng đắn về RRTD, các khả năng có thể dẫn tới RRTD, các nhân tố ảnh hƣởng, dấu hiệu nhận biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cũng nhƣ các chỉ tiêu đo lƣờng. Có nhận thức đúng đắn thì mới có thể đƣa ra chiến lƣợc quản trị hợp lý. Do đó, ban lãnh đạo phải thƣờng xuyên đƣợc tham gia các đợt tập huấn về quản lý, quản lý RRTD và quản trị tín dụng. Cần bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
Với CBTD: Họ là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giải quyết đề nghị vay vốn của khách hàng. Trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn và phức tạp, nhiều rủi ro có thể xảy ra thì yêu cầu đối với đội ngũ CBTD cũng ngày càng để đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng. Do đó cần phải thƣờng xuyên có kế hoạch bồi dƣỡng, bổ sung những kiến thức cần thiết cho CBTD, nếu có chuyên môn và kinh nghiệm tốt khả năng dự đoán, đƣa ra quyết định chính xác hơn, phán đoán đƣợc những rủi ro có thể diễn ra. Ngoài những biện pháp đào tạo và bồi dƣỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ, khả năng giao tiếp ứng xử và thƣơng lƣợng với khách hàng, Ngân hàng cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc họp để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ CBTD của Ngân hàng cũng nhƣ các Ngân hàng khác để đóng góp ý kiến, bổ sung thêm kiến thức cần thiết, đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động.
Các quy định về khen thƣởng và kỷ luật phải đƣợc sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải đƣợc thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.
Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng từ phòng này sang phòng khác để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng..