Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 55 - 117)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đánh giá đƣợc thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lƣợng. Hai phƣơng pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Để đạt đƣợc mục tiêu tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, trong nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả các thông tin liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro. Ngoài bảng câu hỏi điều tra, tác giả còn phân tích số liệu từ các bảng thống kê, các bảng phân tích về các vấn đề có liên quan đến quản trị rủi ro tại Chi nhánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu thập thông tin là một trong những phƣơng pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đƣa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

- Thông tin thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, đƣợc tổng hợp từ trƣớc và đã đƣợc công bố.

Trong đề tài của tác giả, thông tin thứ cấp đƣợc thu thập bao gồm các thông tin đƣợc lấy chủ yếu từ Bảng cân đối, Báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm của Chi nhánh, Báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm, văn kiện, giáo trình , các thông tƣ hƣớng dẫn của ngành….

- Thông tin sơ cấp:

Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn, điều tra cán bộ ngân hàng và các đối tƣợng khách hàng thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới khách hàng xin ý kiến đánh giá.

Việc điều tra đƣợc thu thập từ tất cả các nhóm khách hàng Quan trọng, thân thiết, tiềm năng hiện đang có quan hệ giao dịch tại Chi nhánh.

(Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 1 đính kèm) Số mẫu điều tra n = 210

Khách hàng Số lƣợng Mẫu Tỷ lệ (%)

Công ty tƣ nhân 350 100 28

Công ty cổ phần 170 45 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số phiếu đƣợc sử dụng trong điều tra là gửi ngẫu nhiên 210 khách hàng đang giao dịch tại BIDV Vĩnh Phúc xin ý kiến đánh giá.

Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn, điều tra 10 cán bộ của ngân hàng thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới ban giám đốc (1 giám đốc + 3 phó giám đốc) và 6 cán bộ làm công tác tín dụng xin ý kiến đánh giá.

Thời gian điều tra trong tháng 3 năm 2014.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở chi nhánh NH TMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, kết quả và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH TMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp từ phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và quản trị rủi ro trong tín dụng. Qua đó, thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh NH TMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dùng để so sánh công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh NH TMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung tính chất tƣơng tự nhƣ nhau.

- Biểu hiện bằng số: số lần hay tỷ lệ phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.

+ So sánh các yếu tố hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1.Chỉ tiêu hoạt động huy động nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tự huy động, tự chủ về vốn để cho vay của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động càng cao thì sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên càng thấp và ngƣợc lại, và nó ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.3.2. Chỉ tiêu hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu tổng dƣ nợ đo lƣờng quy mô hoạt động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

- Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dƣ nợ bình quân

(Trong đó, dƣ nợ bình quân đƣợc tính theo công thức sau:) Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ Dƣ nợ bình quân = –––––––––––––––––––––––– 2

- Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Dƣ nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn = x 100

Nguồn huy động vốn

2.3.3. Các tiêu chí đánh giá về rủi ro tín dụng ngân hàng,

- Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp quản trị tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đánh giá kết quả này thông qua hiệu quả sử dụng bộ máy cán bộ quản lý rủi ro tín dụng và cán bộ quản trị tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng…

- Đánh giá thông qua chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:

a) Tổng dƣ nợ:

Tổng dƣ nợ = nợ ngắn hạn + nợ trung hạn + nợ dài hạn+ nợ khác

Đây là một chỉ tiêu định lƣợng, xác định cơ cấu tín dụng trong trƣờng hợp dƣ nợ đƣợc phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dƣ nợ tín dụng của một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

b) Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ chƣa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ:

Trong đó:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định 493.

Hai chỉ tiêu trên có quan hệ mật thiết và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chƣa tốt. Còn tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hy vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mong manh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời.

d) Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu + Nợ đƣợc xoá Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng nợ xấu không có khả năng thu hồi đã đƣợc loại khỏi bảng cân đối trên tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro với ngân hàng càng nghiêm trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy vậy, khi ngân hàng không thu hồi đƣợc khoản nợ nào thì tỷ lệ này là 1 hay 100% (chính là tổng số tiền của món vay) do đó công thức này không phản ánh hết rủi ro tín dụng.

e) Tỷ lệ trích lập dự phòng:

Số tiền trích dự phòng rủi ro Tỷ lệ trích lập dự phòng =

Dƣ nợ phải trích

Chỉ tiêu này cũng đo lƣờng mức rủi ro trong công tác tín dụng và là sự gia tăng về chi phí tài chính của ngân hàng khi phải trích dự phòng rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

g) Kết quả phân loại nợ theo nhóm.

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thƣờng xuyên cập nhật đƣợc thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.

Dƣ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100

Tổng dƣ nợ cho vay

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Để đánh giá đƣợc rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cần sử dụng một loạt phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp, thứ cấp và sử dụng các phƣơng pháp cơ bản là phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp đồ thị. Với những chỉ tiêu chính để phản ánh rủi ro tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro. Chƣơng 2 đã đánh giá đƣợc thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro trong tín dụng tại đơn vị mà tác giả đang công tác và đƣa ra ở chƣơng sau.

Dựa trên cơ sở các số liệu phân tích để có những đánh giá khách quan trung thực về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh và đƣa ra các biện pháp nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VĨNH PHÚC

3.1 Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc triển Vĩnh Phúc

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc là một trong 114 chi nhánh của BIDV, đƣợc thành lập ngay sau khi tái lập Tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 01/1997 có trụ sở chính đặt tại địa chỉ Số 06, Đƣờng Kim Ngọc, Phƣờng Ngô Quyền, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của BIDV Vĩnh Phúc bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huy động vốn: Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính trong nƣớc và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự phê duyệt của BIDV.

- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của BIDV Vĩnh Phúc. Các hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc bao gồm cấp tín dụng bằng đồng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay cầm cố và chiết khấu các loại giấy tờ có giá và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của BIDV.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: BIDV Vĩnh Phúc tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc, quản lý và trông giữ hộ tài sản quý hiếm/giấy tờ có giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, BIDV Vĩnh Phúc cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thu xếp vốn…

3.1.1. Tình hình tổ chức và nguồn nhân lực của BIDV Vĩnh Phúc

BIDV Vĩnh Phúc đƣợc tổ chức theo cơ cấu quản lý dọc từ trên xuống dƣới và đƣợc chia làm 5 khối gồm 14 phòng đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức BIDV Vĩnh Phúc

Tính đến thời điểm 31/12/2013, BIDV Vĩnh Phúc có tổng số 115 cán bộ, nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm. Trong đó Ban Giám đốc có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Trƣởng/phó phòng và cấp tƣơng đƣơng có 22 cán bộ và 89 cán bộ ngạch chuyên viên và cán sự. Tỷ lệ và cơ cấu Cán bộ, nhân viên là nữ chiếm 61% với 70 cán bộ. Trình độ cán bộ, nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao, từ năm 2011 đến nay trình độ ngày càng đƣợc cải thiện nhƣ thạc sỹ năm 2011 chỉ có 8 ngƣời chiếm 7% thì năm 2013 đã tăng lên là 13 ngƣời chiếm 11%. Hầu hết lực lƣợng cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đều có trình độ ngoại ngữ và sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối hiện nay tƣơng đối phù hợp với quy mô, mạng lƣới và yêu cầu đòi hỏi cho quá trình tác nghiệp hiện nay của chi nhánh. Khối quan hệ khách hàng và các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng luôn đƣợc ƣu tiên bố trí nguồn nhân lực với số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng lao động cao hơn so với các khối nghiệp vụ khác do đây là khối trực tiếp tạo ra lợi nhuận và là nguồn thu nhập cơ bản để nuôi bộ máy làm việc tại chi nhánh. Vậy qua mô hình tổ chức cán bộ thì thấy đƣợc chất lƣợng cán bộ ngày càng đƣợc cải thiện về trình độ thì trong việc quản trị rủi ro của đơn vị ngày càng hiệu quả.

Bảng 3.1. Tình hình lao động của BIDV Vĩnh Phúc qua 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 55 - 117)