Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặc dù có những tiến bộ trong quản trị RRTD nhƣng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần hạn chế khắc phục cơ bản sau:

 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc chƣa có chính sách Quản trị RRTD rõ ràng, các chính sách hiện tại quy định hiện tại thƣờng chỉ quan tâm chủ yếu đến chính sách tài sản đảm bảo và chƣa có chính sách khách hàng cũng nhƣ chính sách phí, lãi suất tín dụng riêng biệt đối với từng nhóm khách hàng khác nhau.

 Chất lƣợng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay chƣa cao: Kết quả khảo sát thực tế về kiểm tra hồ sơ vay cho thấy chất lƣợng nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra vốn sau khi cho vay chƣa đạt yêu cầu. Tình trạng sao chép lại thông tin do khách hàng cung cấp mà không cần đối chiếu, phân tích với các nguồn thông tin khác khá phổ biến. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của khách hàng không đƣợc đề cập kỹ trong các báo cáo.

 Tình trạng thiếu CBTD, đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm là tình trạng phổ biến trong toàn hệ thống. Mặt khác, số cán bộ tín dụng mới tuyển hoặc có thâm niên công tác dƣới 2 năm chiếm đến 20% nên kinh nghiệm, trình độ năng lực thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế, chƣa đủ kiến thức tổng hợp tạo sự tự tin để đƣa ra kết luận độc lập… Do vậy, việc đánh giá phân tích phần lớn chỉ mang tính hình thức thủ tục.

 Công tác đào tạo cán bộ tuy đã đƣợc chú trọng hơn nhƣng còn mang tính tự phát, chƣa bài bản nên chƣa hiệu quả dẫn đến việc một số cán bộ chƣa đủ kiến thức và kinh nghiệm đã đƣợc hƣớng dẫn khách hàng cũng nhƣ thẩm định những dự án lớn. Các cán bộ tín dụng vẫn làm theo quan điểm cá nhân, dựa vào thông tin khách hàng cung cấp để đánh giá thực trạng tài chính, năng lực của khách hàng do đó đánh giá sai về dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

 Cách đánh giá rủi ro còn nặng về cảm tính, thiếu các công cụ đo lƣờng rủi ro hiệu quả: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là khi áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ có tính chất hoạt động nhƣ những công ty gia đình thì việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, quản lý gặp rất nhiều khó khăn do các báo cáo tài chính không đƣợc kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chƣa thực sự đủ độ tin cậy.

 Việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ quá hạn tuy đã cố gắng và đạt đƣợc kết quả nhất định. Tuy nhiên, khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn của doanh nghiệp và cá nhân tiến độ xử lý chậm, hiệu quả chƣa cao.

 Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro nhƣ: đƣa khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay cũng chƣa đƣợc chú ý đến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chi nhánh NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc chủ yếu rủi ro tín dụng là doanh nghiệp. Thông qua phân tích rủi ro doanh nghiệp quá hạn chiếm 76% trên tổng dƣ nợ quá hạn. Vậy do cách quản trị theo dõi khoản vay còn chƣa chặt chẽ, thẩm định hồ sơ còn lỏng lẻo dẫn đến không quản lý tốt rủi ro hay rủi ro càng lớn đây là những khó khăn, đối tƣợng cho vay bị thu hẹp nhƣ không cho vay làm nông nghiệp nên đã không bị rủi ro. Trên cơ sở đó, cần phải đƣa ra giải pháp để tốt nhất, ƣu việt nhất để nâng cao quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc. Các giải pháp sẽ tập trung vào việc xây dựng định hƣớng chính sách tín dụng; Nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ quản trị tín dụng ; Xây dựng mô hình quản lý rủi ro hoàn thiện; Nâng cao chất lƣợng thẩm định và đo lƣờng rủi ro; Xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện về khách hàng; Tăng cƣờng công tác giám sát khoản vay; Đánh giá mức độ rủi ro của từng sản phẩm cho vay và biện pháp quản lý phù hợp với từng sản phẩm; Đa dạng hóa phƣơng thức cho vay san sẻ rủi ro; Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)