Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản (Trang 82 - 84)

1. Tính tích cực học tập của HS

* Qua việc quan sát giờ học và trò chuyện với HS sau tiết học theo lý thuyết kiến tạo, chúng tôi nhận thấy nhƣ sau:

- Nếu ban đầu HS còn rụt rè khi bày tỏ quan niệm của mình chỉ có ít HS xin phát biểu ý kiến thì càng về sau càng có nhiều học sinh muốn nêu quan niệm của mình về vấn đề đang nghiên cứu. Các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến của mình trƣớc tập thể.

- Hầu hết HS tập trung cao độ vào nhiệm vụ học tập, hào hứng trao đổi để đƣa ra phƣơng án thí nghiệm kiểm tra, lớp học rất sôi nổi.

- Đa số HS rất tích cực, chủ động, tự giác tham gia xây dựng bài. Khi GV đặt câu hỏi HS giơ tay phát biểu nhiều.

- Ban đầu HS còn lúng túng đề xuất phƣơng án thí nghiệm kiểm tra, ngại đƣa ra phƣơng án thí nghiệm vì sợ sai về sau các em mạnh dạn đƣa ra phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án thí nghiệm theo cách hiểu của mình, đƣa ra đƣợc phƣơng án có cơ sở khoa học hơi.

- Hầu hết HS đã hiểu kiến thức, nhiều em đã trình bày lại kiến thức theo cách hiểu của mình. Các em vận dụng đƣợc kiến thức để giải bài tập và giải thích các hiện tƣợng xảy ra trong các thí nghiệm mà GV dùng để củng cố kiến thức.

- Sau hai tiết dạy học theo LTKT chúng tôi đã giao bài tập về nhà cho HS là và tìm hiểu các ứng dụng thực tiến của các kiến thức đó, chế tạo đƣợc sản phẩm hoặc mô hình ứng dụng đó, HS trình bày cấu tạo và nguyên tắc vận hành các sản phẩm đó.

* Quan sát lớp học đối chứng và lớp học thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy ở lớp đối chứng chỉ có vài HS giơ tay xin phát biểu, lớp học trầm, còn lớp học thực nghiệm, HS học tập sôi nổi, HS hào hứng xung phong phát biểu, HS tự tin hơn, biết cách trình bày ý kiến của mình trƣớc tập thể, trả lời chính xác câu hỏi, thể hiện sự hiểu sâu kiến thức.

2. Kết quả học tập của HS

Chúng tôi đánh giá định tính HS thông qua việc quan sát giờ dạy

Qua theo dõi quan sát và ghi chép ở các giờ học của lớp TN và lớp ĐC trong quá trình TNSP, chúng tôi thu đƣợc một số kết quả sau:

Hoạt động dạy của GV

- Ở các lớp TN, GV đã tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng nhƣ giáo án TN đã soạn, đảm bảo thời gian cho tiến trình dạy học diễn ra bình thƣờng.

- Ở các lớp ĐC, GV cũng đã thực hiện đầy đủ các bƣớc lên lớp, nội dung kiến thức, thời gian phân bố hợp lý. Tuy nhiên trong quá trình dạy học GV chƣa quan tâm nhiều đến các quan niệm có sẵn của HS, chƣa phát hiện khắc phục kịp thời các quan niệm sai lầm cũng nhƣ phát huy những quan niệm đúng đắn. GV còn dạy theo phƣơng pháp cũ.

Hoạt động của HS

Qua những hoạt động và khả năng vận dụng kiến thức của HS, chúng tôi thu đƣợc kết quả lƣợng hóa theo bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Biểu hiện sự bộc lộ quan niệm và khả năng vận dụng kiến thức của HS.

Lớp

Số HS ( tính trung bình trong các tiết học ) Bày tỏ quan

niêm riêng

Đặt câu hỏi thắc mắc

Tham gia giải các bài tập vân dụng trên lớp

Số lƣợng Tốt

TN(35) 8 6 25 15

ĐC(37) 1 3 14 10

- Trong quá trình giải quyết vấn đề học tập, HS ở các lớp TN mạnh dạn đƣa ra những ý kiến, những thắc mắc và cùng nhau tranh luận bảo vệ quan niệm của mình, điều này ít thấy ở các lớp ĐC. Những số liệu trong bảng 3.1 cho thấy HS ở các lớp ĐC ngại bày tỏ quan niệm bản thân, ít đặt câu hỏi thắc mắc. Ngoài những kết quả lƣợng hóa trên đây, qua quan sát giờ học chúng tôi nhận thấy không khí học tập ở lớp TN diễn ra sôi nổi, HS tự giác trong hoạt động học tập, tập chung theo dõi quá trình định hƣớng của GV, nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm, có tinh thần đoàn kết, hợp tác. Còn các lớp ĐC khi hoạt động nhóm nhiều thành viên còn ỷ lại các bạn khá trong nhóm, thờ ơ khi giải quyết vấn đề của nhóm, chƣa thực sự coi đó là nhu cầu của bản thân.

- Về khả năng vận dụng kiến thức giải các bài tập và giải thích các hiện tƣợng thực tiễn của HS ở các lớp TN cũng tốt hơn các lớp ĐC. Ở các lớp ĐC, các em xấu hổ khi trả lời sai, khi nào cảm thấy rất tự tin rằng mình đúng các em mới phát biểu. Chính vì vậy số lƣợng HS xin làm bài tập vận dụng ở các lớp ĐC thấp hơn. Nhƣ vậy về khả năng vận dụng, cả số lƣợng lớp TN đều cao hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản (Trang 82 - 84)