Nội dung của chƣơng “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản (Trang 46 - 48)

Chƣơng “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” bao gồm 6 bài:

Bài 1: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song.

Bài 2: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực Bài 3: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.

Bài 4: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.

Bài 5: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

Bài 6: Ngẫu lực.

Nội dung kiến thức của chương

Bài 1.Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song.

- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngƣợc chiều( hai lực cân bằng).

- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: + Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trƣớc hết ta phải trƣợt hai vecto lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

Bài 2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực

- Momen lực đối với một trục quay là đại lƣợng đặc trƣng cho tác dụng làm quay của lực và đƣợc đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = Fd - Điều kiện cân bằng của một vật quay quanh trục: Tổng các momen lực có xu hƣớng làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hƣớng làm vật quay ngƣợc chiều kim đồng hồ.

Bài 3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với hai lực thành phần và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực ấy.

- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

Bài 4. Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế

- Có ba dạng cân bằng: cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

+ Cân bằng bền: trọng tâm của vật ở vị trí thấp nhất so với các vị trí khác. Khi một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng bền thì tự nó có thể trở về vị trí đó đƣợc. + Cân bằng không bền: trọng tâm của vật ở vị trí cao nhất so với các vị trí khác. Khi một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng không bền thì không thể tự trở về vị trí đó đƣợc.

+ Cân bằng phiếm định: vị trí trọng tâm không thay đổi hay trọng tâm có độ cao không thay đổi. Vật đứng yên ở mọi vị trí.

- Mặt chân đế: là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa các điểm tiếp xúc.

- Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế: giá của trọng lực phải đi qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).

- Mức vững vàng của cân bằng: Muốn tăng mức vững vàng của cân bằng, ngƣời ta tăng diện tích mặt chân đế và hạ thấp trọng tâm của vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)