Những biểu hiện của tính tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản (Trang 33 - 35)

Theo Thái Duy Tuyên TTC nhận thức đƣợc nhận biết thông qua các dấu hiệu biểu hiện sau đây[33]:

*Dấu hiệu bên ngoài (qua hành vi, thái độ, hứng thú):

- Thích thú, chủ động tiếp xúc với đối tượng

Các em hay đặt những câu hỏi và có những thắc mắc đối với GV. Việc đặt câu hỏi của các em thể hiện lòng mong muốn hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về những đối tƣợng mà các em đang tiếp xúc. Những câu hỏi dạng: Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Tại sao? Nhƣ thế nào? Do đâu mà có?...Những thắc mắc các em đƣa ra biểu hiện sự tích cực tìm kiếm, lòng ham hiểu biết, trí tò mò đang khuấy động các em. Học tập thụ động, không hứng thú sẽ không có câu hỏi và cũng sẽ không có phản ứng nếu câu hỏi không đƣợc trả lời.

- Chú ý quan sát, chăm chú lắng nghe và theo dõi những gì thầy cô làm. - Giơ tay phát biểu, nhiệt tình hƣởng ứng, bổ sung ý kiến vào câu trả lời của bạn và thích tham gia vào các hoạt động cũng là một biểu hiện của hứng thú. Thông qua quan sát, thày giáo có thể xác định đƣợc những biểu hiện cảm xúc, hứng thú nhận thức nhƣ niềm vui sƣớng, sự hài lòng khi tự mình tìm ra câu trả lời đúng hay là những thành công trong học tập…

Dấu hiệu bên ngoài có thể cụ thể hóa qua một số câu hỏi: - Học sinh có chú ý, tập trung tƣ tƣởng học tập không?

- Có hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập không? (Thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép…).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có thƣờng xuyên hỏi thày cô, trao đổi với bạn bè, tích cực tham gia học nhóm, tổ không?

* Dấu hiệu bên trong (sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển tư duy, ý chí và xúc cảm…):

Những dấu hiệu bên trong này cũng chỉ có thể phát hiện đƣợc qua những biểu hiện bên ngoài, nhƣng phải tích lũy một lƣợng thông tin đủ lớn và phải qua một quá trình xử lí thông tin mới thấy đƣợc, cụ thể là:

- Các em tích cực sử dụng các thao tác nhận thức, đặc biệt là các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

- Tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy đƣợc vào việc giải quyết các tình huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là vào việc xử lí các tình huống mới.

- Phát hiện nhanh chóng, chính xác những nội dung đƣợc quan sát. - Hiểu lời ngƣời khác và diễn đạt cho ngƣời khác hiểu ý của mình.

- Có những biểu hiện của tính độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức nhƣ tự tin khi trả lời câu hỏi, có sáng kiến, tự tìm ra một vài cách giải quyết khác nhau cho các bài tập và tình huống, biết lựa chọn cách giải quyết hay nhất.

- Có những biểu hiện của ý chí trong quá trình nhận thức, nhƣ sự nỗ lực, cố gắng vƣợt qua các tác động nhiễu bên ngoài và các khó khăn để thực hiện đến cùng những nhiệm vụ đƣợc giao, sự phản ứng khi có tín hiệu báo hết giờ...

Những câu hỏi mà thông qua đó có thể thấy đƣợc biểu hiện tích cực hoạt động nhận thức của học sinh qua dấu hiệu bên trong:

- Có biểu hiện hứng thú, say mê, có hoài bão học tập không? - Có ý chí vƣợt khó khăn trong học tập không?

- Có sự phát triển về năng lực phân tích, tổng hợp…năng lực tƣ duy nói chung không?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có thể hiện sự sáng tạo trong học tập không?

* Kết quả học tập

Kết quả học tập là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái quát của tính tích cực nhận thức. Chỉ tích cực học tập một cách thƣờng xuyên, liên tục, tự giác mới có kết quả học tập tốt.

Dấu hiệu này có thể cụ thể hóa qua các câu hỏi sau:

- Học sinh có hoàn thành nhiệm vụ học tập đƣợc giao không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

- Có vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào thực tế không? - Có phát triển tính năng động sáng tạo không?

- Kết quả kiểm tra, thi cử có cao không?

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 cơ bản (Trang 33 - 35)