TTCNT của học sinh chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố: Bản thân học sinh, nhà trƣờng, gia đình, xã hội..Vì vậy các biện pháp phát huy TTCNT của học sinh rất đa dạng và phong phú. Theo Thái Duy Tuyên, các biện pháp phát huy TTCNT của học sinh đƣợc chia làm bốn nhóm:
* Nhóm biện pháp cho các giáo viên đứng lớp
* Nhóm biện pháp phát huy TTCNT thông qua các hoạt động giáo dục * Nhóm biện pháp thông qua tác động của gia đình
* Nhóm biện pháp do xã hội tác động
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ trình bày nhóm các biện pháp cho giáo viên đứng lớp. Nhóm biện pháp này rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến học sinh. Nó gồm một số vấn đề sau [33]:
- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của học sinh.
- Kích thích hứng thú qua nội dung: Đây là biện pháp mà GV hay sử dụng nhất. Tùy thế mạnh của từng môn học mà cách kích thích hứng thú sẽ khác nhau. Nhìn chung, muốn kích thích đƣợc hứng thú của học sinh thì nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phải mới, nhƣng cái mới ở đây không phải cái gì quá xa lạ với các em, mà cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ, phát triển kiến thức và kinh nghiệm mà các em đã có, phải gắn liền với cuộc sống hiện tại và sự phát triển tƣơng lai của các em. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt và suy nghĩ hàng ngày, phải thỏa mãn nhu cầu nhận thức và thực tiễn của các em.
- Kích thích hứng thú qua phương pháp dạy học: Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS phải phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau, những phƣơng pháp có hiệu quả nhất trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức là: Dạy học nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, thảo luận, tự học, trò chơi học tập…
- Sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là những phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao TTC của học sinh và giúp nhà trƣờng đƣa chất lƣợng dạy học lên một tầm cao mới.
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: Cá nhân, nhóm, tập thể lớp; làm việc trong vƣờn trƣờng, phòng thí nghiệm; tổ chức tham quan, các hoạt động nội, ngoại khóa đa dạng.
Việc tổ chức cho các em xâm nhập thực tế, tham gia các hoạt động xã hội là hết sức quan trọng, có tác dụng rất tốt trong việc tạo nên những động lực học tập lành mạnh và TTC học tập.
Ngoài ra có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua nhiều biện pháp khác nhƣ:
+ Thầy giáo, bạn bè động viên, khen thƣởng khi có thành tích học tập tốt. + Luyện tập dƣới các hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào thực tiễn các tính huống mới.
+ Kích thích TTC và TL qua thái độ, cách ứng xử giữa thầy giáo và HS. + Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập.
+ Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, công bằng, chính xác dƣới nhiều hình thức có tác dụng rất quan trọng đến việc phát huy TTC học tập của HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/