Kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay; nâng cao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng (Trang 101 - 112)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay; nâng cao

lượng công tác thẩm định tài sản bảo đảm; chủ động giải quyết nợ có vấn đề và phân tán rủi ro

Thứ nhất, kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án, tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã cam kết không. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, nhận biết được nguyên nhân của những vấn đề phát sinh đó, từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tránh rủi ro sau này. Những biện pháp cần phải thực hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát các khoản vay là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. - Kiểm tra định kỳ khách hàng dựa trên Báo cáo tài chính của khách hàng. - Định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ để phát hiện nợ quá hạn, nợ khó đòi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp để lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải luôn cố gắng phân loại hồ sơ cho vay theo các nhóm để quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Kiểm tra việc đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị và hiện trạng ở thời điểm hiện tại để yêu cầu tài sản đảm bảo bổ sung khi cần thiết, tránh được rủi ro cho ngân hàng.

- Theo dõi tình hình, xu hướng vận động và phát triển của các ngành nghề để có biện pháp điều chỉnh việc cho vay khách hàng ở những ngành này cho kịp thời khi có những biến động đột xuất.

Tất cả những biện pháp trên sẽ giúp cán bộ tín dụng có được thông tin cần thiết về tình hình tài chính và sự biến đổi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch giúp đỡ khách hàng về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, thu nợ, thu lãi kịp thời và chủ động đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời nhằm tăng chất lượng của khoản vay.

Thứ hai,nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài sản bảo đảm. Hiện nay, cán bộ thẩm định kiêm cán bộ tín dụng vì vậy độ chuyên nghiệp và chuyên sâu chưa cao để đánh giá được giá trị và hiện trạng tài sản đúng. Vì vậy, chi nhánh cần nâng cao trình độ thẩm định cho cán bộ, có cán bộ chuyên thẩm định đối với tài sản có giá trị lớn, phức tạp.

Thứ ba, chủ động giải quyết nợ có vấn đề. Để nhận biết những khoản

vay có vấn đề ta thường dựa vào các dấu hiệu như: Khách hàng trả, lãi chậm; Khách hàng có ý lảng tránh tiếp xúc với cán bộ tín dụng; Ngân hàng không nhận được Báo cáo tài chính từ khách hàng kịp thời; Hàng tồn kho tăng lên đáng kể; Doanh số bán hàng giảm; Thay đổi về phạm vi kinh doanh; Xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh; Khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ của người bán; Thông báo về các vụ kiện tụng, thiếu nợ thuế; Số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm.

Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, cán bộ tín dụng có trách nhiệm phải thực hiện hành động khắc phục kịp thời để ngăn chặn sự suy giảm tiếp tục và giảm thiểu tổn thất tiềm tàng.

-Trước hết, cán bộ tín dụng phải lập tức kiểm tra hồ sơ khoản vay để chắc chắn rằng:

+ Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng đang lưu giữ là cập nhật nhất , đầy đủ nhất, nguyên vẹn và đúng cách thức, không có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hại cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo rằng các hồ sơ là đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của ngân hàng.

+ Tất cả những giấy tờ liên quan đến TSBĐ là hoàn chỉnh và đầy đủ tính pháp lý, có đủ tính cưỡng chế và ngân hàng có thể nắm giữ được những tài sản mình yêu cầu. Đồng thời cán bộ tín dụng phải tiến hành định giá lại TSBĐ nhằm xác định lại giá trị của TSBĐ.

- Thứ hai là, gặp gỡ và thảo luận với khách hàng: Tuỳ theo đặc điểm và tính cách của khách hàng, trình độ của cán bộ tín dụng, ngân hàng có thể cử riêng cán bộ tín dụng; hoặc Trưởng/ Phó phòng tín dụng; hoặc Trưởng/ phó phòng tín dụng cùng cán bộ tín dụng làm đại diện ngân hàng cho vay trực tiếp gặp gỡ và thảo luận với khách hàng.

+ Đại diện ngân hàng cho vay phải thông báo cho khách hàng biết nguyên nhân sâu xa của khoản vay có vấn đề mà ngân hàng xem xét có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn về hạn mức rủi ro của ngân hàng; đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể bằng văn bản nhằm khắc phục tình hình. Ngân hàng cho vay có thể yêu cầu khách hàng cho vay thực hiện một số biện pháp như bổ sung TSBĐ vốn vay đối với số nợ không có khả năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thanh toán, …

+ Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết như báo cáo tài chính hiện hành, dự báo về doanh số bán hàng và khả năng sinh lời, dự báo tình hinh kinh doanh cho 12 tháng tới…

- Thứ ba là, tuỳ theo tình hình hiện tại và những dấu hiệu có thể xảy ra đối với khách hàng, cán bộ tín dụng phải xây dựng được một kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch hành động phải được bàn bạc, trao đổi giữa cán bộ tín dụng và Trưởng/ phó phòng tín dụng. Khi thực hiện kế hoạch, cán bộ tín dụng cần tiến hành gặp gỡ khách hàng để thông báo với khách hàng mục đích của kế hoạch, lịch trình hoàn thành kế hoạch, những mục tiêu giảm nợ (nếu có) là gì,… Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, cán bộ tín dụng cũng cần tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh.

- Thứ tư là, trong trường hợp kế hoạch thực hiện không đạt những mục tiêu đã đề ra như mong muốn thì ngân hàng cần đưa ra các biện pháp xử lý nợ có vấn đề:

+ Cho vay thêm: Trường hợp phương án dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ và nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn và ngân hàng xét thấy khả năng phương án, dự án đó có thể phát triển tốt được nếu được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm. Lưu ý, cán bộ tín dụng phải thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn thật kỹ lưỡng, phải nêu phương án trả nợ cụ thể có tính khả thi, đồng thời phải kiểm tra giam sát chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng cho vay đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ che dấu nợ xấu tiềm ẩn.

+ Chuyển nợ quá hạn: Nếu cán bộ tín dụng xác minh những lý do xin gia hạn nợ của khách hàng là không hợp lý hoặc nếu gia hạn nợ thì khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời bám sát các nguồn thu để trả nợ như yêu cầu người bảo lãnh trả thay,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát mại TSBĐ, thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.

+ Thanh lý: là biện pháp ngân hàng Ðp người vay tuân thủ các điều khoản của hợp đồng vay, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp pháp lý để đạt được mục tiêu.

Việc xử lý các khoản nợ có vấn đề tuỳ từng khách hang mà áp dụng biện pháp khác nhau. Nếu khách hàng thành thật và có mong muốn trả nợ thì áp dụng biện pháp khai thác (cho vay bổ sung, chuyển nợ quá hạn). Trái lại, nếu khách hàng có dấu hiệu dối trá, lừa đảo, vỡ nợ, phá sản thì áp dụng biện pháp thanh lý.

Thứ tư, chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngõa và biện pháp khắc phục của mỗi ngân hàng. Trong đó phân tán rủi ro là một trong các giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với mỗi ngân hàng. Việc phân tán, chia sẻ rủi ro được thực hiện dưới hai hình thức:

- Đa dạng hoá đối tượng tín dụng: Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phân phối đầu tư vào nhiều khách hàng khác nhau. Như vậy, nếu có xảy ra rủi ro tại một lĩnh vực hay một khách hàng nào đó, ngân hàng vẫn có thể bù đắp vào những khách hàng hoặc lĩnh vực khác. Để thực hiện biện pháp này ngân hàng cần thực hiện hai vấn đề:

+ Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm, hàng hoá.

+ Không nên đầu tư một số tiền lớn vào một khách hàng mà phải san sẻ ra nhiều khách hàng.

+ Phát triển mô hình bán lẻ cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình giảm bớt rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó có thể xác định mức độ rủi ro có thể thì ngân hàng cần liên kết đầu tư với các ngân hàng khác. Theo cách này thì ngân hàng cũng đã tự phân tán rủi ro của mình cho các ngân hàng khác. Khi nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi các ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặt chẽ để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời sự hợp tác, liên kết đó cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào một ngân hàng, làm cho ngân hàng đó có nguy cơ đổ vỡ và sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường chung của nền kinh tế.

4.2.4. Chú trọng công tác bồi dưỡng, tuyển chọn và quản lý nhân sự tín dụng

Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định, và việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính những người trực tiếp làm tín dụng (đó là Cán bộ tín dụng) quyết định. Do đó, nâng cao trình độ tín dụng là cần thiết để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng. Một đội ngũ cán bộ tín dụng nhanh nhạy, sáng tạo, có kinh nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực, có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể sẽ giúp cho Chi nhánh ngày càng phát triển hoạt động tín dụng của mình. Để có một đội ngũ tín dụng như thế, Chi nhánh cần:

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh đặc biệt chú trọng đào tạo tại chỗ, khuyến khích can bộ tự học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những công cụ quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá và thẩm định sâu sát với món vay hơn.

- Nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định về lĩnh vực mà Chi nhánh đầu tư, tài trợ để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao trình độ.

- Cử cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng lớn khác trong và ngoài nước về lĩnh vực liên quan tới tín dụng.

- Quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ tín dụng, có chính sách lương thưởng hợp lý đảm bảo phản ánh đúng kết quả kinh doanh, khuyến khích cán bộ tín dụng nỗ lực phấn đấu hoàn thành và nâng cao chất lượng công việc.

- Tuyển chọn cán bộ thực sự có năng lực cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ, tin học và kiến thức xã hội khác, có lập trường tư tưởng vững vàng, có cái nhìn khách quan.

- Tổ chức việc phân công công việc cụ thể, khoa học đến từng người, từng vị trí theo các hướng công việc chuyên môn như:

+ Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: Cán bộ tín dụng này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, đi sâu tìm hiểu về thân thế khách hàng, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng…

+ Thẩm định hồ sơ: Cán bộ thẩm định có nhiệm vụ xem xét lại hồ sơ khách hàng, các thông tin liên quan đến tính khả thi của phương án, dự án và tài sản đảm bảo… và chịu trách nhiệm trước các thông tin đưa ra với cấp trên.

+ Giải ngân: Cán bộ tín dụng thực hiện nhiệm vụ quản lý dư nợ cho vay với khách hàng, xác định lãi suất kỳ hạn vay, thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ.

4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh

Thông qua kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp Chi nhánh nắm bắt được thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trên cơ sở đó có biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Do đó, Chi nhánh cần phải:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý có hiệu quả để giám sát các quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.

- Việc kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành một cách thường xuyên, có kế hoạch theo những nội dung nhất định. Trên cơ sở kết quả kiểm tra phát hiện những sai sót tồn tại cần được thông báo kịp thời những tồn tại đó cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, Chi nhánh cần thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay không. Nếu phát hiện những vi phạm Chi nhánh phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, và có những biện pháp đối phó thích hợp nhằm bảo toàn cho đồng vốn.

- Kết hợp với việc kiểm tra đột xuất các vụ việc, những điểm, những khâu mà thông qua thông tin thu nhận được cho thấy có những vấn đề không ổn có thể dẫn tới rủi ro. Từ đó có kết luận tồn tại, sai phạm, tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết triệt để những tồn tại đó.

- Đối với khách hàng có dư nợ lớn, Chi nhánh cần có biện pháp quản lý chặt chẽ như bố trí cán bộ có năng lực phụ trách, thường xuyên bám sát đơn vị, phân tích đánh giá khách hàng để có định hướng quản lý dư nợ và đầu tư trong từng thời kỳ.

- Thực hiện giám sát chặt chẽ đối với các khách hàng gia hạn nợ lớn, gia hạn nhiều lần.

- Ngoài ra, Chi nhánh cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)