5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp tín dụng, thực hiện một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoa học và đồng bộ quy trình cho vay, chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo vay
Thứ nhất, tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp tín dụng
Quy trình tín dụng giúp cho quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng và góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của khách hàng. Do đó, Chi nhánh cần:
- Thường xuyên thu thập ý kiến của khách hàng và cán bộ trực tiếp cho vay để có thể cập nhật sửa đổi cho phù hợp.
- Chi nhánh phải chọn lọc, xác định những khâu, những giai đoạn, quy trình mang tính bắt buộc hay cần linh hoạt trong những tình huống cụ thể. Tìm cách để tinh giảm hơn nữa quy trình thủ tục.
- Trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng phải hướng dẫn khách hàng một cách tỉ mỉ, cụ thể, rõ ràng các thủ tục và điều kiện tín dụng, hồ sơ vay… để tránh tình trạng khách hàng phải đi lại nhiều lần, sửa đổi bổ sung giấy tờ gây phiền toái.
- Việc quyết định thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ cần phải xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua các phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ và gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh hơn là kinh nghiệm truyền thống, góp phần hạn chế các khoản nợ vay phải cơ cấu lại thời gian trả nợ.
- Trong khâu thẩm định, đặc biệt là thẩm định các dự án lớn có hàm lượng kỹ thuât cao và biến động lớn thì Chi nhánh nên phối hợp với các cơ quan, các chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực đó để giảm bớt thời gian và tăng chính xác cho kết quả góp phần đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Thứ hai, thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngân hàng. Một quy trình cho vay chặt chẽ và có hiệu quả sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình cho vay là một quy trình kể từ khi khách hàng lập đơn xin vay đến lúc ngân hàng thu hồi hết nợ vay. Bao gồm 5 giai đoạn:
- Lập hồ sơ xin vay
- Giai đoạn thẩm định, lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng.
- Giai đoạn quyết định tín dụng
- Giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo rõi rủi ro
- Giai đoạn kiểm tra và thanh lý hợp đồng
Các giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đầy đủ, sát sao ở từng giai đoạn. Tuy nhiên trong thực tế có không ít cán bộ tín dụng lơi lỏng hời hợt trong việc thực hiện các giai đoạn, họ chỉ quan tâm đến một, hai giai đoạn đầu mà không xem xét kỹ các giai đoạn sau. Điều đó rất dễ gây ra rủi ro. Chính vì vậy, từ khi thiết lập cho đến khi kết thúc mối quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng phải áp dụng đồng bộ quy trình cho vay nhưng cũng phải hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Có như vậy, chất lượng tín dụng mới được nâng cao, rủi ro tín dụng mới được hạn chế ở mức thấp nhất.
Thứ ba, chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay. Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, do vậy chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay không những hạn chế rủi ro tín dụng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ khó đòi. Cụ thể:
- Trước hết, Chi nhánh phải chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay loại bỏ ngay từ đầu những tài sản đảm bảo không thoả mãn các điều kiện theo quy định hiện hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xét duyệt cho vay để tránh lợi dụng.
- Khi thiết lập các biện pháp bảo đảm, Chi nhánh cần phải xác định rõ các quyền và việc chuyển giao các quyền về tài sản bảo đảm, giúp cho Chi nhánh dễ dàng xử lý tài sản sau này nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ.
- Về thủ tục trong đảm bảo tiền vay: lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các nội dung, đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản. Khi ký kết hợp đồng, cần phải có sự tham gia đầy đủ của các chủ sở hữu tài sản và những thừa kế, đồng sở hữu tài sản.
- Tăng cường giám sát các tài sản bảo đảm trong thời gian khách hàng vay nợ, nắm bắt mọi diễn biến về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như trạng thái của tài sản bảo đảm để bất cứ trường hợp nào, Chi nhánh là ngưòi chủ động đưa ra những biện pháp thích hợp.
- Trong trường hợp bảo lãnh của bên thứ ba, Chi nhánh cần thẩm định đầy đủ để tránh tình trạng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay không có khả năng thực hiện.