Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng (Trang 85 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những hạn chế trên đây do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Trong đó, đứng về phía ngân hàng thì những tồn tại đó một phần do Chi nhánh hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong một số bộ phận, một số khâu. Mặt khác, phần lớn tồn tại vẫn chủ yếu từ phía khách hàng gặp phải khó khăn rủi ro trong hoạt động kinh doanh dẫn đến không thể hoàn trả nợ vay đầy đủ hoặc đúng hạn. Đứng về phía khách quan, thì tình hình kinh tế luôn biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

3.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp với thực tế và phụ thuộc vào quá trình đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Thực tế hiện nay tại Chi nhánh, để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phân tích tín dụng cho đến khi giải ngân. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các tài liệu mà khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của phương án, dự án và phân tích về đảm bảo tiền vay. Với quy trình nghiệp vụ như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thể tránh được hết mọi khiếm khuyết trong quá trình cho vay, bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, đa số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán chưa được chuẩn xác.

- Cán bộ tín dụng thường thiếu thông tin và thông tin không đầy đủ vì thông tin chủ yếu mà ngân hàng có được là do khách hàng cung cấp. Việc kiểm chứng và tìm kiếm thông tin thêm từ các nguồn khách quan là khó khăn và mất nhiều thời gian. Và đôi khi việc tổng hợp thông tin của cán bộ tín dụng chưa thật sự tốt giữa thông tin về bản thân khách hàng, thông tin ngành và thông tin từ thị trường. Nên khi khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh, không thu được tiền hàng sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng.

- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với những cán bộ thừa hành và cán bộ quản lý nghiệp vụ tín dụng chưa được thường xuyên sâu sát.

3.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trên đây là những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng, những rủi ro và tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải còn là từ phía khách hàng. Khi mà khách hàng không đảm bảo vốn tự có theo quy định, thiếu tài sản thế chấp sẽ không đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Hơn nữa, năng lực quản lý, sử dụng vốn của khách hàng không hiệu quả sẽ dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, không thu hồi được vốn, khách hàng gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, điều này sẽ làm giảm hiệu quả thu hồi vốn và lãi của ngân hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.3.3. Nguyên nhân môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường ngân hàng: có nhiều Ngân hàng đang cùng hoạt động trên cùng địa bàn với Chi nhánh Đền Hùng như: chi nhánh của Vietcombank, Sacombank, Agribank, BIDV, LienViet post bank, MB điều này sẽ làm cho hoạt động của Chi nhánh trở nên khó khăn hơn. Các ngân hàng đưa ra những chính sách thu hút khách hàng bằng thủ tục nhanh gọn không tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn.

Chính sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng.

Trong một nền kinh tế, chính phủ ra đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trứ bắt buộc… nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tăng lên làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải được đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng cao lên.

Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không được quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lan khi có đảo chính trong nội bộ chính phủ. Khi mà tình hình chính trị bất ổn làm sáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp sản xuất bị gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, như vậy khả năng thanh toán cho ngân hàng là không thể. Vì vậy rủi ro tín dụng khi mà tình hình chính trị bất ổn là rất cao, tuy nhiên nước ta là một nước có nền chính trị xã hội tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)