Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng (Trang 43 - 52)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng

trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Nghiêm túc thực hiện pháp luật, các quy định của NH Nhà nước, chỉ đạo của NHNo Việt Nam, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chủ trương chính sách; tăng cường công tác quản lý cán bộ, quản trị tín dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ viên chức bằng những quy định phù hợp trong phạm vi thẩm quyền; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí cán bộ phù hợp, xem trọng công tác kiểm tra, kiểm soát; duy trì tốt mối quan hệ với các ban ngành và làm tốt, kịp thời công tác thi đua khen thưởng là những yếu tố tiên quyết để đảm bảo, nâng cao chất lượng tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

túc thực hiện pháp luật, các quy định của NH Nhà nước nại tố cáo của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng còn thống nhất việc điều động cán bộ trong toàn đơn vị sao cho phù hợp khả năng và trình độ năng lực của mỗi người, đảm bảo 100% các chi nhánh, phòng nghiệp vụ đều có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chuyên đề. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và sự phát triển của ngành. Tích cực thực hiện Luật phòng chống tham nhũng. Công khai hóa cơ chế hoạt động tín dụng. Những thông tin về điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, giá mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ, tiền hồ sơ... đều được niêm yết tại trụ sở làm việc của ngân hàng, UBND các xã, thị trấn và được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo đề cương đã ấn định như kiểm tra quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động tín dụng, công tác thẩm định, vốn dự án, phương thức sử dụng vốn vay và việc chấp hành thanh toán của những hộ vay vốn. Từ việc thực hiện những giải pháp trên ngân hàng đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn. Tăng số khách hàng đến giao dịch và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.

Lãnh đạo ngân hàng này cũng yêu cầu tổ chức phân tích thực trạng dư nợ, chủ động tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, công khai hồ sơ thủ tục, lãi suất vay vốn đối với khách hàng; đông thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy chế cho vay

- Kiểm tra trước khi cho vay nhằm thu thập thông tin để thẩm định một cách toàn diện dự án vay vốn cũng như về khách hàng vay. Ngoài yêu cầu dự án phải khả thi và hiệu quả, ngân hàng phải nắm vững thông tin về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Để làm tốt vấn đề này, bên cạnh việc thu thập thông tin từ thẩm định thực tế, tất cả mọi khoản vay đều phải khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.

- Kiểm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của dự án cũng như tài sản đảm bảo nợ vay. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng.

- Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát liên quan chặt chẽ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay như: đặc điểm của khách hàng (khách hàng mới hay khách hàng truyền thống), số tiền vay, địa bàn, loại hình vay để xây dựng lịch kiểm tra cho phù hợp.

Quản lý có hiệu quả các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng chấp hành tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để trích lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên, từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó thường có tâm lý đối phó. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.

Định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho Hội đồng quản trị và Ban Điều hành ngân hàng để họp xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Chính sách nhân sự hợp lý.

Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với cán bộ tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới tuyển dụng thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như hỗ trợ kinh doanh, kế toán, ... Khi đã có kinh nghiệm từ hai năm trở lên mới phân công làm cán bộ tín dụng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thương mại quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ; đồng thời, phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Cùng với đó, công tác tuyển dụng, luân chuyển cán bộ để đào tạo kết hợp quản lý rủi ro; hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ cũng góp phần tạo cho BIDV có một đội ngũ nhân lực có chất lượng hàng đầu trong thị trường tài chính ngân hàng hiện nay.

1.3.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng Quốc tế trong việc quản lý chất lượng tín dụng.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế.

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

Kinh nghiệm của Mỹ

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:

Thứ nhất, nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay. Mặc dù chấm điểm tín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho vay tiêu dùng, khi dựa vào đó để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ô tô, họ là khách hàng tiềm năng trong một chuỗi khách hàng. 8/9 đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuy nhiên, lại không sử dụng chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họ cho rằng không có nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên vay, như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai. Mặc dù có một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín dụng cho tín dụng tiêu dùng, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ có quá nhiều những đặc tính riêng rất khó được phân tích thông qua một hệ thống tự động. Hơn thế nữa, chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.

Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

Thứ tư, “thực chứng hơn thực cung”, nghĩa là cần yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)